Tin tức Tân Thành
CẦN LƯU Ý ĐẾN ĐẠO ÔN KHI TIẾT TRỜI GIAO MÙA
Diện tích lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long hiện tại có gần 40% là thời kỳ đẻ nhánh và khoảng 25% là đòng – trổ. Hiện tại đang là thời điểm giao mùa với tình hình thời tiết nắng mưa xen kẽ và theo các cơ quan chuyên môn thì ở điều kiện như thế này bệnh đạo ôn sẽ rất dễ phát sinh và gây hại. 



 

Nếu bà con nào đã và đang làm lúa thì chắc chắn sẽ biết đến bệnh đại ôn. Bệnh này có khả năng tấn công và gây hại tất cả các bộ phận của cây và lây lan nhanh nếu không chặn đứng kịp thời. Các loại đạo ôn bao gồm: đạo ôn lá, đạo ôn cổ lá, đạo ôn cổ bông, đạo ôn nhánh bông (nhánh gié), đạo ôn cuống hạt. Tất cả các loại đạo ôn kể trên đều do một tác nhân duy nhất gây hại là nấm Pyricularia Oryzae, trong đó đạo ôn lá và đạo ôn cổ bông là 2 loại phổ biến nhất.
Trên lá, vết bệnh ban đầu là những chấm nhỏ màu xanh xám nhạt, rồi lớn dần có hình thoi, nhọn ở 2 đầu với phần giữa rộng và có màu xám tro, xung quanh nâu đậm, phần tiếp giáp với mô khỏe có màu nâu nhạt. Khi bệnh nặng, các vết bệnh sẽ nối liền nhau làm lá lúa bị cháy, ngoài ra tại những nơi nhiễm nặng lúa có thể bị cháy rụi hoàn toàn, bộ rễ bị thối và không có khả năng hồi phục.




 

Nếu trên lá bệnh xuất hiện từ những vết chấm kim thì với cổ bông vết bệnh ban đầu là một chấm nhỏ màu đen tại đoạn cổ giáp với tai lá và lớn dần về sau làm cổ bông khô héo, đồng nghĩa với việc quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng từ lá vào hạt bị gián đoạn, bông lúa trắng hoặc lép lửng.
 

  

 

Để có thể hạn chế sự gây hại của dịch hại cũng như đạo ôn thì sau mỗi vụ lúa bà con phải vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch tàn dư rơm rạ, cỏ dại nhằm hạn chế sự lưu trú của chúng. Không nên gieo sạ quá dày và không nên bón thừa phân đạm vì thừa đạm khiến lúa sum suê, nấm bệnh có điều kiện phát sinh và sau cùng là sử dụng các sản phẩm từ đơn vị cung cấp uy tín để phòng trị.  
 

Để đạt hiệu quả khi đối phó với đạo ôn bà con cần áp dụng phun phòng và phun trị đúng cách. Phun trị đối với đạo ôn lá và phun phòng đối với đạo ôn cổ bông. Trên lá, bà con nên phun khi phát hiện vết chấm kim để vết bệnh nhanh chóng được khống chế, không ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển của lúa. Nếu để vết bệnh đạo ôn lá đến giai đoạn có hình mắt én mới phun trị thì rất khó đạt hiệu quả vì số lượng bào tử đã rất cao và nhân lên với tốc độ cực nhanh, khiến chi phí gia tăng mà cây lại khó phục hồi. Với đạo ôn cổ bông thì nhất định bà con phải phun phòng trước khi bệnh xuất hiện vì khi bệnh đã biểu hiện sẽ đồng nghĩa với cổ bông bị hư hại và hoàn toàn không có khả năng phục hồi. 

Quý bà con có thể sử dụng Tri 75WG và Triosuper 70WP của Công ty TNHH TM Tân Thành để quản lý đạo ôn trên lúa. Với tính nội hấp mạnh và hoạt chất chuyên dụng, Tri 75WG và Triosuper 70WP chắc chắn sẽ là giải pháp hữu hiệu để xóa bỏ nỗi lo về đạo ôn trong canh tác. 



 

Bệnh đạo ôn sẽ không khó quản lý nếu nhà nông hiểu rõ và có biện pháp kịp thời. Mọi thông tin chi tiết liên quan đến bệnh đạo ôn và kỹ thuật canh tác, kính mời quý bà con liên hệ tổng đài 1800 1083 để được hỗ trợ.
 

Cần Thơ, ngày 13 tháng 05 năm 2020

Copyright 2016 by TANTHANHCO® . All rights reserved. Designed by nicedesign
Visited: 22593624 | Online: 9