Tin tức Tân Thành
CẦN LƯU Ý PHÒNG TRỪ RẦY NÂU VÀ BỆNH VIRUS ĐỂ ĐẢM BẢO SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VỤ LÚA HÈ THU 2019
Rầy nâu là đối tượng nguy hiểm đối với cây lúa điều mà nhà nông nào cũng e ngại, đặc biệt là trong vài năm trở lại đây thì áp lực rầy nâu mang virus bệnh vàng lùn thường xuyên xuất hiện khiến bà con thêm nhiều lo lắng. 


Thời điểm hiện tại, vụ lúa Hè Thu 2019 đang ở 2 giai đoạn chính là đẻ nhánh và đòng – trổ. Đây đều là những thời điểm quan trọng trong hành trình sinh trưởng của cây lúa mà rầy nâu thì thường tấn công mạnh ở 2 thời điểm này, đem đến nhiều rất bất lợi cho cây lúa. Sự nguy hiểm của rầy nâu nằm ở khả năng sinh sản nhanh mà lại gây hại cực mạnh. Các tài liệu chuyên môn cho biết rằng bất kỳ giai đoạn nào dù là còn non hay trưởng thành thì rầy nâu cũng có thể cắn phá cây lúa. Chúng dùng vòi để chích nhựa cây khiến quá trình vận chuyển nước và chất dinh dưỡng của cây lúa bị cản trở, làm cây bị khô, héo và chết nếu nặng. Tại những nơi rầy chích còn tạo một môi trường tối ưu để những đối tượng khác như nấm bệnh, vi khuẩn tấn công gây thêm phần áp lực cho lúa.
 

 
 

Tùy điều kiện về môi trường, giống lúa mà rầy nâu có vòng đời rơi vào khoảng 25 – 30 ngày, nếu thuận lợi thì cần 4 – 5 ngày là rầy nâu trưởng thành đã có khả năng đẻ trứng với số lượng hàng trăm quả trứng vào bẹ lá lúa. Không cần quá lâu mà chỉ sau 5 – 6 ngày thì trứng đã nở thành rầy cám và trải qua các lần lột xác để trưởng thành, ban đầu rầy non sẽ có màu trắng sữa, về sau sẽ xám dần rồi chuyển thành nâu nhạt hoặc nâu đen. 

 





 

Một tác hại nghiệm trọng khác mà đến nay vẫn là nỗi lo chung của ngành nông nghiệp và trong vài năm gần đây lại thường xuyên bộc phát khiến rất nhiều nhà nông đau đầu chính là khả năng lan truyền bệnh virus của rầy nâu. Các loại bệnh virus do rầy nâu lan truyền bao gồm: vàng lùn, lùn xoắn lá và lùn lúa cỏ. Trong đó vàng lùn, lùn xoắn lá là hai loại bệnh có tần suất xuất hiện nhiều hơn, thường đi cùng với nhau tạo thành biểu hiện tổng hợp và gây nên thiệt hại trầm trọng về mặt năng suất. Bà con có thể nhận biết vàng lùn, lùn xoắn lá thông qua những triệu chứng điển hình. Trước hết là vàng lùn, khi nhiễm bệnh cây lúa sẽ có biểu hiện: bụi lúa lùn, giảm số chồi, lá lúa ngả sang màu vàng cam lan dần từ chóp lá xuống cổ lá rồi cháy khô, chồi lúa mang bệnh sẽ có biểu hiện các lá bên dưới vàng trước rồi mới đến các lá bên trên và nếu nhiễm sớm thì bụi lúa có thể chết. Lúa nhiễm bệnh càng sớm thì lùn nhiều, càng trễ thì triệu chứng lùn càng ít, nếu sau 35 ngày thì bụi lúa sẽ không thể hiện triệu chứng lùn nữa nên thường được gọi là vàng cao (vàng lùn muộn). Đối với lùn xoắn lá thì biểu hiện điển hình sẽ là: bụi lúa cũng lùn, nhiễm bệnh càng sớm thì càng lùn nhiều và ngược lại (tương tự vàng lùn), nhưng lúa sẽ đâm nhiều chồi, lá lúa xanh đậm hơn bình thường, đọt bị xoắn, lá lúa bị rách dọc theo rìa lá, gân lá sưng to hoặc có u bướu dọc theo gân, lúa trổ bị nghẹn bông, các bụi lúa nhiễm lùn xoắn lá có thể sống rất lâu trên đồng. Do rầy nâu có thể truyền cùng lúc cả hai loại virus (vàng lùn, lùn xoắn lá) nên những bụi lúa nhiễm đồng thời cả hai loại bệnh sẽ biểu hiện những triệu chứng tổng hợp. Đối với biểu hiện tổng hợp thì trước hết là bụi lúa sẽ lùn nhưng số chồi vẫn giữ nguyên (không tăng không giảm so với bình thường), có những lá bị vàng cam và cũng có những lá màu xanh đậm và bụi lúa không bị chết.
 








Bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá và biểu hiện tổng hợp
 

Về biện pháp quản lý rầy nâu và bệnh virus thì trước hết bà con vẫn phải chú ý đến vấn đề làm đất, vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch tàn dư thực vật cũng như cỏ bờ xung quanh để cắt đứt sự lưu tồn của dịch hại nói chung, tiếp theo là né tránh đợt rầy đầu tiên theo lịch xuống giống thời vụ của địa phương, ở các đợt sau khi mật số 3 con/tép bà con cần sử dụng TT Led 70WG để diệt rầy nhằm bảo vệ lúa và tránh sự lan truyền bệnh virus. TT Led 70WG với cơ chế tác động độc đáo sẽ làm rầy chết nhanh chóng, hiệu lực kéo dài và thành phần phụ gia tiên tiến sẽ không gây nóng lúa nên bà con có thể hoàn toàn an tâm. 



 

Song song đó, bà con cần bổ sung chất điều hòa sinh trưởng thực vật Plastimula 1SL vào 3 giai đoạn quan trọng: đẻ nhánh, làm đòng và trổ nhằm giúp bộ rễ lúa phát triển mạnh, tăng số chồi hữu hiệu, cho đòng to, trổ thoát nhanh và tăng cường sức sống cho cây lúa luôn khỏe mạnh để tăng sức đề kháng đối với bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá. Plastimula 1SL với bản chất là chất điều hòa sinh trưởng thực vật (hoàn toàn không phải phân bón lá) nên bà con có thể sử dụng được kể cả khi cây lúa đang bị bệnh để giúp cây nhanh phục hồi. Khi lúa đã nhiễm bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá ở giai đoạn sớm phun Plastimula 1SL giúp cây lúa ra nhiều chồi mới để thay thế những chồi đã nhiễm bệnh, khi lúa nhiễm bệnh muộn Plastimula 1SL sẽ giúp cho những chồi chưa nhiễm bệnh phát triển mạnh mẽ hơn, những chồi nhiễm nhẹ vượt qua áp lực bệnh để cho bông, bù trừ phần năng suất thiệt hại một cách đáng kể. Sự kết hợp giữa TT Led 70WG và Plastimula 1SL là một giải pháp rất hữu hiệu giúp bà con đối phó với rầy nâu và nỗi lo vàng lùn, lùn xoắn lá. 
 




 

Mọi thông tin chi tiết, quý bà con vui lòng liên hệ tổng đài 1800 1083 để được tư vấn và hỗ trợ.
 

Cần Thơ, ngày 1 , tháng 06, năm 2019

 

 

Copyright 2016 by TANTHANHCO® . All rights reserved. Designed by nicedesign
Visited: 22740853 | Online: 16