Tin tức Tân Thành
DIỆT CỎ HIỆU QUẢ VÀ AN TOÀN
Thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm luôn là nhân tố không thể thiếu trong canh tác lúa, tuy nhiên nếu sử dụng một cách tràn lan và không chọn lọc thì không chỉ gây tốn kém chi phí đầu tư lại không hiệu quả mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ con người. Do đó, trong quá trình canh tác lúa bà con cần thiết lập cho đồng ruộng của mình quy trình diệt cỏ sao cho hợp lý hiệu quả nhất. 
 
Trước hết cần tìm hiểu để biết rõ về bản chất sinh tồn mạnh mẽ của cỏ dại. Chúng có khả năng thích ứng và tồn tại cao hơn cây lúa rất nhiều trong điều kiện rét hay nắng nóng, phèn mặn. Cỏ dại sinh sản bằng nhiều cách khác nhau với tốc độ rất nhanh và nhiều, phát tán dễ dàng trên diện rộng vì hạt thường nhỏ, nhẹ, có lông tơ nên dễ được nước, gió, côn trùng, gia súc, con người và thậm chí là nông cụ mang đi xa. Hầu hết các loại cỏ đều có miên trạng (hay còn gọi là thời gian ngủ nghỉ) và cấu trúc vỏ đặc biệt nên có thể tồn tại rất lâu trong đất. 
 
Khi thiếu nước thì các loài cỏ trên ruộng đều mọc rất mạnh. Do đó, một trong những cách cách làm cơ bản để hạn chế sự phát triển của cỏ dại là giữ mực nước trong ruộng hợp lý theo chu kỳ sinh trưởng của cây lúa. Nhưng nếu cỏ dại vẫn sinh sôi và phát triển ở mức khó kiểm soát thì bà con nên kết hợp thuốc diệt cỏ song song với việc áp dụng biện pháp tự nhiên. 
 
Để thuốc diệt cỏ vừa mang lại hiệu quả cao vừa đảm bảo tiết kiêm chi phí thì nhà nông cần lưu ý một số vấn đề. Đầu tiên phải lựa chọn một loại thuốc phù hợp. Nên quan sát trực tiếp khi thăm ruộng hoặc dựa trên khả năng gây hại của cỏ dại ở vụ mùa trước để nhận định các loại cỏ phổ biến cần tiêu diệt. 
 
Không nên phun quá sớm hoặc quá trễ. Bởi vì nếu phun sớm thì rất dễ gây nên tác động tiêu cực đến cây lúa và lúc đó cỏ trên ruộng cũng chưa mọc hết, về sau bà con lại tốn kém để phun bổ sung. Ngược lại, nếu phun quá trễ thì sẽ không thể tiêu diệt triệt để nếu giữ nguyên liều lượng vì lúc này sức đề kháng của cỏ đã mạnh, muốn đạt hiệu quả thì lại phải tăng liều, gây nên các tốn kém không cần thiết. Do vậy khâu tiếp theo trong quản lý cỏ dại là quyết định thời điểm phun. Ngày nay, qua quá trình nghiên cứu các chuyên gia thì giai đoạn từ 6 - 10 ngày sau khi sạ là lựa chọn đúng đắn nhất để phun thuốc. 

 
Phun thuốc cỏ hậu nảy mầm vào giai đoạn 6 – 10 NSS sẽ cho hiệu quả cao nhất

Hầu hết các loại thuốc đều được các đơn vị khảo nghiệm rất kỹ lưỡng về mặt hiệu quả cũng như nồng độ và liều lượng phun trước khi đưa ra thị trường. Do đó, quý bà con cần tuân thủ các khuyến cáo trên bao bì sản phẩm để đảm bảo tính an toàn và tối ưu nhất về mặt chi phí. Tương tự như các loại thuốc tiền nảy mầm, thuốc cỏ hậu nảy mầm cũng rất cần các yếu tố về đất đai để phát huy hiệu quả. Cụ thể, mặt ruộng phải bằng phẳng để chủ động lượng nước, giúp lúa sinh trưởng đều để lấn át cỏ dại, đất phải đủ độ ẩm và vô nước ngập ruộng sau khi phun 1 – 2 ngày.
 
Như bà con đã biết, trong rất nhiều các loại cỏ thì lồng vực và đuôi phụng là hai đối tượng hằng niên rất khó trị. Nhằm bổ sung vào cẩm nang diệt cỏ hiệu quả, Công ty Tân Thành khuyến cáo quý bà con sử dụng thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm Push 330EC. 

 
Push 330EC diệt sạch lồng vực và đuôi phụng
 
Push 330EC có thành phần hoạt chất gồm Cyhalofop-butylEthoxysulfuron, là thuốc trừ cỏ chọn lọc hậu nảy mầm có tác động lưu dẫn, đặc trị nhóm cỏ hòa bản (Poaceae), nhất là lồng vực và đuôi phụng. Push 330EC là thuốc diệt cỏ không gây tính kháng và tuyệt đối an toàn cho lúa, ngay cả tăng liều cũng không làm ảnh hưởng đến lúa.
 
 
Quý bà con vui lòng liên hệ 1800 1083 để được tư vấn và hỗ trợ.
 

Cần Thơ, ngày 02 tháng 05 năm 2017
 
 
Copyright 2016 by TANTHANHCO® . All rights reserved. Designed by nicedesign
Visited: 22586941 | Online: 23