Ấn phẩm
Giải pháp quản lý nhện gié với Ameta 150SC
Trong điều kiện thời tiết nắng nóng gay gắt vụ Hè Thu 2013, đã gây cho Bà con Nông dân - những người trực tiếp canh tác trên đồng ruộng gặp không ít khó khăn trong việc xuống giống, chủ động nước tưới.
Đặc biệt là khi tôi hỏi Bà con Nông dân về tình hình dịch hại trong vụ Hè Thu này thì hầu hết câu trả lời tôi nhận được từ Bà con là “Sợ nhất con Nhện Gié, không thấy nó chứ mà thấy nó rồi là lúa mình đã bị hư”.

Về Nhện Gié:
 
Phát triển nhanh trong điều kiện nắng nóng bởi vì nhiệt độ ảnh hưởng đến vòng đời Nhện Gié (trung bình 12-13 ngày), nhiệt độ cao vòng đời ngắn và sự sinh sản tăng mật số cũng diễn ra nhanh hơn.
 
Nhện Gié có thể lan truyền nhờ tàn dư thực vật từ vụ trước qua vụ sau, cây cỏ,....
 
Trên ruộng thì đất cao thiếu nước bị gây hại nhiều hơn đất trũng. 
 
Ruộng bón nhiều Đạm bị hại nặng hơn ruộng bón ít đạm. 
 
Ruộng sạ dầy thường bị hại nặng hơn ruộng sạ thưa.
 
Thời điểm gây hại Nhện Gié từ giai đoạn mạ đến lúa trổ nhưng hai thời điểm gây hại nặng nhất là giai đoạn cây lúa làm đòng và giai đoạn lúa trổ.

 


Nhện gié gây hại trên bẹ lá
 


Nhện gié gây hại trên hạt
 
Đặc điểm gây hại của nhện gié rất khó phát hiện:
 
Trên bẹ lá vết hại ban đầu là các chấm nhỏ màu trắng vàng về sau lan rộng kéo dài thành các vệt sọc hình chữ nhật, chuyển dần sang màu vàng nhạt rồi vàng nâu, nâu đen. Các vết hại tập trung thành từng đám màu nâu nhạt, nâu đậm đến thâm đen trông giống như vết cạo gió.
 
Trên bông lúa giai đoạn trổ: Bông lúa bị Nhện Gié hại trước trổ thường thấy hiện tượng bông lúa không trổ thoát, hạt lép, bông lúa hoặc thân đòng bị cong. Nếu bông lúa trổ thoát thì nhện vẫn tấn công hạt lúa ngay trong khi trổ và sau khi trổ. Toàn bộ cuống bông lúa và hạt lúa bị biến màu từ trắng vàng sang màu nâu, hạt lúa xuất hiện những lốm đốm màu nâu đen ở vỏ trấu, nếu bị nặng toàn bộ hạt trên bông lúa biến màu nâu đen và đôi khi hạt trên bông bị biến dạng méo mó. Bông lúa không cong bình thường mà có chiều đứng thẳng (nông dân còn gọi là bắn máy bay).


Triệu chứng gây hại của Nhện Gié trên bẹ lá (1) và trên hạt (2)

Cách phòng trừ :
 
Làm sạch cỏ bờ để nhện không có nơi trú ngụ. 
 
Cho đất nghỉ từ 10 - 15 ngày.
 
Mật độ giống gieo sạ vừa phải, bón phân cân đối tránh bón thừa phân Đạm.
 
Chủ động lượng nước tưới tiêu.
 
Thăm đồng thường xuyên, theo dõi sự xuất hiện gây hại của Nhện Gié. Đặc biệt chú ý phát hiện Nhện Gié gây hại ở 2 thời kỳ là giai đoạn làm đòng và trước trổ 3 - 5 ngày. 
 
Khi thấy triệu chứng Nhện Gié gây hại, sử dụng Ameta 150SC phun 5ml/ 16 lít, phun 2 - 3 bình/ 1.000m2 hoặc phun ngừa ở 2 giai đoạn lúa làm đòng và trước trổ.
 
 Tôi đã áp dụng biện pháp phun ngừa ở hai giai đoạn lúa làm đòng và phun lại lúc lúa trổ tại ruộng trình diễn anh Thuộc và đến nay lúa trổ 80%. Tôi thấy hiệu quả Ameta 150SC quản lý Nhện Gié rất tốt, lúa anh Thuộc trổ đều và đẹp không có dấu hiệu Nhện Gié gây hại. 

Kết quả nhận được:
 
Sau buổi hội thảo đầu bờ ngày hôm đó đến nay lúa trong khu vực đã bắt đầu trổ và trổ đều. Tôi rất mừng và nhận được những tin vui từ Bà con trong khu vực này. Có Bà con nói “Nhờ Công ty Tân Thành hội thảo mà tôi biết được cách phòng trừ Nhện Gié hiệu quả. Nay lúa tôi trổ nhìn mà thấy mê, bông lúa nhìn mát mắt chứ không như nhũng vụ trước bị Nhện Gié, bông trổ bị ngẹn và bị lem lép nhiều quá, vết cạo gió cũng rất ít”. Còn có khi tôi nghe Bà con truyền tai nhau về cách quản lý Nhện Gié như thế này: “Nhện Gié cứ phun Ameta 150SC và làm theo hướng dẫn của chú Kỹ sư mà hôm trước hội thảo ở nhà anh năm Thuộc đấy”.
 
Qua những chia sẻ của tôi về cách quản lý Nhện Gié với sản phẩm Ameta 150SC và thực tế ở ruộng anh Thuộc và các Bà con khác trong khu vực mong rằng sẽ giúp quý Bà con sẽ có được giải pháp quản lý Nhện Gié tốt trong vụ Hè Thu này và trong những vụ mùa tới.

 


Ruộng trình diễn của anh Thuộc sử dụng Ameta 150SC để quản lý Nhện Gié
 
 


Một ruộng khác trong khu vực cũng quản lý Nhện Gié bằng Ameta 150SC


Cần Thơ, ngày 20 tháng 05 năm 2013
Nhân viên Kỹ thuật Khu vực Cần Thơ
KS. NGUYỄN VĂN TOÀN
 
 
Copyright 2016 by TANTHANHCO® . All rights reserved. Designed by nicedesign
Visited: 22787652 | Online: 42