Tin tức Tân Thành
ĐỔ NGÃ TRÊN LÚA GIA TĂNG KHI TIẾT TRỜI MƯA BÃO
Hiện tại, toàn vùng có khoảng 27.655 ha diện tích lúa đổ ngã, tỷ lệ đổ ngã phổ biến gần 30%. Cây lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long thường hay đối mặt với vấn đề đổ ngã, nhất là trong mùa mưa. Đổ ngã sẽ làm giảm năng suất lúa do ảnh hưởng sự quang hợp tạo hạt, bên cạnh đó còn gây khó khăn khi thu hoạch bằng máy khiến chi phí tăng cao. Lúa đổ ngã sẽ đối mặt với tình trạng gia tăng tỷ lệ lép lửng, màu hạt mất độ sáng và nếu bông lúa ngập trong nước lâu còn thúc đẩy hạt nẩy mầm hoặc hư thối do nấm bệnh tấn công và giảm chất lượng gạo. Từ những lý do này, bà con cần hết sức thận trọng để hạn chế vấn đề đổ ngã trong canh tác lúa. 
CẦN QUAN TÂM DỊCH HẠI NÀO TRÊN LÚA Ở THỜI ĐIỂM NÀY?
Trong tuần, toàn vùng đã có gần 40.000 ha diện tích lúa nhiễm bệnh đạo ôn lá và gần 8.000 ha nhiễm đạo ôn cổ bông. Thời tiết như hiện tại khi nắng mưa xen kẽ kèm có mưa giông rất dễ cho sự phát sinh của đạo ôn, nếu không quản lý tốt bệnh sẽ lan nhanh trên diện rộng gây ảnh hưởng đến năng suất.
CỎ DẠI CÓ THẬT SỰ ĐÁNG SỢ?
Sự thành công luôn được bắt nguồn từ những bước đi vững chắc đầu tiên và canh tác lúa cũng vậy, cũng cần có sự thận trọng cũng như kỹ lưỡng từ khi gieo sạ. Điển hình trong số các dịch hại quan trọng từ đầu vụ mà bà con cần hết sức lưu ý chính là cỏ dại.
ĐẦU VỤ THU ĐÔNG CẦN LƯU Ý PHÒNG TRỪ ỐC BƯƠU VÀNG HẠI LÚA
Vụ lúa Thu Đông đã dần bắt đầu song song với thời kỳ cuối của vụ lúa Hè Thu. Thời điểm đầu vụ như thế này bà con cần quan tâm đến một đối tượng có khả năng khiến ruộng lúa non hư hại nặng nề, đó chính là ốc bươu vàng.
SÂU KEO MÙA THU ĐANG GÂY HẠI MẠNH TRÊN BẮP
Bắp (tên gọi khác là ngô) là loại cây nông nghiệp có diện tích thu hoạch lớn thứ hai tại Việt Nam sau lúa. Toàn vùng Đồng bằng sông Cửu có 33.700 ha đất trồng bắp, chủ yếu ở giai đoạn cây con đến xoáy noãn, giai đoạn này là thời điểm sâu keo mùa thu có khả năng gây hại mạnh nhất.
Copyright 2016 by TANTHANHCO® . All rights reserved. Designed by nicedesign
Visited: 22785158 | Online: 19