Bản tin Nông nghiệp
Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần (từ 28/11 – 4/12)
Bọ trĩ, sâu năn, dòi đục nõn hại chủ yếu trên lúa Đông Xuân giai đoạn mạ - đẻ nhánh. Rầy, sâu đục thân, bạc lá hại lúa Mùa giai đoạn chín – thu hoạch.
 
1. Các tỉnh phía Bắc
 
 Cây ngô: Sâu đục thân, bắp, rệp, chuột tiếp tục tăng.
 
Rau màu: Bọ nhảy, sâu ăn lá, rệp tiếp tục phát sinh gây hại.
 
Cây mía: Bệnh chồi cỏ tiếp gây hại và có xu hướng tăng.
 
Cây cam, chanh, bưởi: Bệnh chảy gôm, loét, sẹo, ruồi đục quả tiếp tục gây hại các vườn cây già cỗi.
 
Cây nhãn: Nhện lông nhung tiếp tục phát sinh gây hại.
 
Cây sắn: Nhện đỏ, rệp sáp, bọ phấn gây hại cục bộ trên đồng ruộng. Châu chấu lưng vàng tiếp tục gây hại tại Nghệ An, Thanh Hóa.  
 
2. Các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
 
Cây lúa: Bọ trĩ, sâu năn, dòi đục nõn hại chủ yếu trên lúa Đông Xuân giai đoạn mạ - đẻ nhánh. Rầy, sâu đục thân, bạc lá hại lúa Mùa giai đoạn chín – thu hoạch. Bệnh bạc lá vi khuẩn hại cục bộ trên các giống nhiễm vùng ổ dịch. Ốc bươu vàng di chuyển và lây lan theo nguồn nước .
 
Cây ngô và rau màu: Sâu tơ, sâu xanh, bọ nhảy hại rải rác; bệnh xoăn lá cà chua tiếp tục gây hại.
 
Cây cà phê: Rệp sáp, rệp vảy, khô cành tiếp tục gây hại.
 
Cây tiêu: Rệp sáp, bệnh chết chậm tiếp tục gây hại.
 
Cây điều: Sâu đục thân, bọ xít muỗi, bệnh nấm hồng tiếp tục gây hại.
 
Cây mía: Bệnh trắng lá do phytoplasma,... gây hại cục bộ mía vùng ổ dịch.  
 
3. Các tỉnh phía Nam
 
Cây lúa: Rầy nâu phổ biến tuổi 4,5, trưởng thành, cần theo dõi diễn biến của rầy nâu trên đồng ruộng để có biện pháp xử lý kịp thời. Đối với những diện tích chuẩn bị xuống giống lúa Đông Xuân khuyến cáo vệ sinh tốt đồng ruộng, làm đất kỹ, gia cố bờ bao, tăng cường bơm rút nước, đặc biệt phải theo dõi bẫy đèn để tập trung xuống giống đồng loạt, né rầy. Bệnh đạo ôn lá và bệnh bạc lá tiếp tục phát triển ở nhiều địa phương trên lúa giai đoạn đẻ nhánh đến đòng trỗ.
 
 Cây thanh long: Bệnh đốm nâu tăng diện tích nhiễm.
 
Cây hồ tiêu: Bệnh chết nhanh và chết chậm tăng diện tích nhiễm.
 
Cây điều: Diện tích nhiễm bọ xít muỗi tăng.
 
Cây dừa: Diện tích nhiễm bọ cánh cứng và diện tích nhiễm bọ vòi tăng.
 
Cây cà phê: Rệp sáp tăng nhẹ diện tích nhiễm.
 
Theo CỤC BVTV
 Nguồn: nongnghiep.vn


 
Copyright 2016 by TANTHANHCO® . All rights reserved. Designed by nicedesign
Visited: 22593863 | Online: 10