Tin tức Tân Thành
PLASTIMULA 1SL GIÚP ĐÒNG TO, TRỔ RỘ
Bên cạnh một phần rất lớn diện tích lúa đã thu hoạch xong thì vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang có một giai đoạn chiếm diện tích khá lớn là đòng – trổ với gần 500.000 (ha) theo số liệu được ghi nhận gần đây nhất. Thời kỳ đòng – trổ luôn được mọi nhà nông chăm sóc rất kỹ lưỡng với mong muốn gia tăng năng suất cuối vụ.



 

Đòng – trổ là giai đoạn nhà nông cần phải chăm sóc cũng như bồi dưỡng thật kỹ vì là lúc quyết định số hạt/bông, song song đó ở thời kỳ này cây lúa lại rất mẫn cảm với nhiều đối tượng dịch hại. Để năng suất lúa được đảm bảo về sau thì ngay từ lúc này bà con phải kết hợp đồng bộ nhiều giải pháp từ phân bón đến dưỡng chất thiết yếu và phòng trừ dịch hại kịp thời.
Nói riêng về vấn đề bón phân đón đòng thì chắc chắn bà con đều hiểu rõ tầm quan trọng của phân đón đòng vì khi đầy đủ phân bón cây lúa mới có đủ nguồn dinh dưỡng để nuôi đòng cũng như các bộ phận của cây. Thời điểm thích hợp để bón phân đón đòng theo các chuyên gia khuyến cáo là lấy tổng thời gian sinh trưởng trừ lại 55 ngày, hoặc nếu bà con kỹ lưỡng hơn thì có thể thăm đồng thường xuyên và quan sát các đặc điểm điển hình để bón phân. Các đặc điểm bà con cần nắm bắt là: màu lá lúa chuyển từ xanh sang vàng chanh, chóp lá có thắt eo và chính xác nhất là bóc xem đòng. Biện pháp xem đòng lúa non thường được nhà nông thực hiện là chọn ngẫu nhiên 10 chồi để xem, nếu có khoảng 50% có tim đèn (đòng 1 ly) thì thời điểm thích hợp để bón phân đã đến. Tùy đặc tính đất, màu lá lúa và giống lúa mà bà con hãy đưa ra cho mình công thức phân đón đòng phù hợp, tuy nhiên cần lưu ý không bón thừa nhất là thừa đạm để hạn chế sự xâm lấn của dịch hại.



 

Đòng – trổ là lúc cây lúa sẽ phát triển tối đa kích thước thân, lá nhưng bà con cần đặc biệt lưu ý nếu bị sâu bệnh hại tấn công mạnh mà không kịp thời quản lý thì cây lúa sẽ không thể phục hồi hoặc bù đắp được thân lá như các giai đoạn trước đó. Và cũng kể từ đây, lá đòng cần được bà con đặc biệt bảo vệ vì đây là cổ máy quang hợp tạo năng suất ở giai đoạn sau. Bà con cần quan tâm đến các dịch hại như: sâu cuốn lá, rầy nâu, đạo ôn, cháy bìa lá và phòng trị kịp lúc.

Khi bước vào thời kỳ đòng – trổ thì rễ lúa có xu hướng phát triển kém lại mà vai trò chính của bộ rễ là để hấp thu dưỡng chất cho lúa phát triển, do vậy bà con cần bổ sung thêm dưỡng chất thiết yếu để giúp bộ rễ khỏe mạnh. Trong số các dòng sản phẩm thì Plastimula 1SL của Công ty TNHH TM Tân Thành là chế phẩm sinh học có nguồn gốc hoàn toàn thiên nhiên với công dụng tăng cường hệ rễ của cây lúa và nuôi dưỡng bộ rễ luôn khỏe mạnh, được nhà nông rất tin dùng. Khi bà con phun Plastimula 1SL ở thời kỳ làm đòng sẽ giúp rễ lúa phát triển khỏe mạnh, tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng và giúp cho quá trình trao đổi chất bên trong cây diễn ra tốt hơn, thúc đẩy quá trình phân hóa đòng để đòng có nhiều nhánh gié/bông và nhiều số hạt/nhánh gié. Khi lúa đang phân hóa vươn lóng để trổ thì cũng nhờ vào công dụng chính mà Plastimula 1SL đảm bảo cho cây lúa có đủ dinh dưỡng để trổ thoát nhanh và rộ. Một bộ rễ khỏe còn giúp cây lúa bám đất để hạn chế đổ ngã, giảm thất thoát năng suất và chất lượng. Một lưu ý kèm theo khi sử dụng Plastimula 1SL thời kỳ đòng – trổ là nên phun 1 lần trước đợt bón phân đón đòng 4 – 5 ngày và phun 1 lần khi lúa trổ lẹt xẹt để đạt hiệu quả tốt nhất.



 

Mọi thông tin chi tiết về kỹ thuật canh tác và cách quản lý dịch hại hiệu quả, quý bà con vui lòng liên hệ tổng đài 1800 1083 để được tư vấn và hỗ trợ.
 

Cần Thơ, ngày 5 tháng 08 năm 2019

 

Copyright 2016 by TANTHANHCO® . All rights reserved. Designed by nicedesign
Visited: 22747978 | Online: 8