Tin tức Tân Thành
QUẢN LÝ ĐÚNG CÁCH BÙ LẠCH ĐỂ ĐẢM BẢO SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LÚA
Tính đến thời điểm hiện tại thì thời kỳ từ mạ đến đẻ nhánh của vụ lúa hè thu 2020 vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất với hơn 50% trên tổng diện tích gieo sạ toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long và gần đây thời tiết nắng nóng kéo dài dẫn đến ruộng lúa dễ bị khô. Cộng hưởng hai điều kiện này là một cơ hội rất thích hợp để bù lạch (bọ trĩ) tấn công và gây hại. Mặc dù không phải là đối tượng đáng ngại hàng đầu trong canh tác nhưng bà con cũng cần thận trọng trước sự gây hại của bù lạch vì đây là một loại côn trùng phổ biến và dễ lây lan. 




 

Toàn vùng đã có gần 6000 ha lúa bị bù lạch tấn công, mật số phổ biến từ 1000 – 3000 con/m2 và những nơi cao lên đến 6000 con/m2 với khoảng 6 ha. Bù lạch tấn công chủ yếu ở một số tỉnh: An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Tây Ninh, Hậu Giang và Long An (theo số liệu từ Trung Tâm Bảo Vệ Thực Vật phía Nam cập nhật gần đây).



Bù lạch là loại côn trùng có kích thước rất nhỏ và vòng đời ngắn, khi ruộng khô chúng sẽ xuất hiện nhiều và giảm số lượng rõ rệt khi trời mưa. Vì vậy, đầu vụ hè thu là thời kỳ bù lạch xuất hiện và gây hại mạnh. Mặt khác, bù lạch thường gây hại lá lúa non nên mật số dễ tăng cao ở thời kỳ từ mạ đến đẻ nhánh, về sau khi lá lúa cứng lại sẽ không thích hợp cho chúng gây hại nữa khiến mật số giảm. Chúng tấn công làm cho đầu lá lúa xoắn lại, lá héo, teo tóp và khô vàng, các triệu chứng này sẽ đặc biệt nặng đối với những ruộng khô nước.
Bù lạch non và trưởng thành có hình dạng tương đối giống nhau. Còn non chúng sẽ có màu vàng nhạt, dài khoảng 1mm và chưa có cánh, đến khi trưởng thành sẽ có màu đen và dài khoảng 1.5 – 2mm.
 

 

Bù lạch non và trưởng thành
 

Có nhiều tác nhân làm lá lúa bị vàng khiến bà con dễ nhầm lẫn với sự gây hại của bù lạch. Một cách làm khá hay mà bà con thường áp dụng để phát hiện sự gây hại của bù lạch là đặt lòng bàn tay xuống nước cho ướt rồi dùng lòng bàn tay quét trên ngọn cây lúa, nếu thấy bù lạch bám nhiều trên tay thì có nghĩa là cây lúa đang bị bù lạch tấn công mạnh.
Bù lạch không nguy hiểm đến mức gây thất thu trầm trọng năng suất mà chỉ hạn chế sự phát triển của cây lúa ở giai đoạn đầu, nếu bà con có biện pháp kịp thời thì về sau sẽ không ảnh hưởng. Bên cạnh đó, bù lạch có nhiều loại thiên địch nên nếu chưa thật sự đến ngưỡng hành động thì bà con không cần can thiệp thuốc hóa học quá sớm để không làm mất cân bằng sinh thái. PGS. TS Nguyễn Văn Huỳnh cho hay: “nếu ruộng lúa bị bù lạch tấn công với tỷ lệ dưới 50% thì bà con không cần quá lo ngại và khoan hãy sử dụng thuốc vì nếu khống chế được bù lạch thì cây lúa còn thời gian ra lá mới để bù trừ vào thiệt hại nhỏ ban đầu”.

Tuy nhiên, nếu mật số bù lạch quá cao thì bà con cần sử dụng thuốc để quản lý kịp lúc, nên chọn các loại thuốc có tác dụng nhanh, chuyên dùng để trị bù lạch và được cung cấp từ đơn vị uy tín, đảm bảo về mặt hiệu quả. Nhà nông có thể tham khảo sản phẩm Fist 500WP của Công ty TNHH TM Tân Thành trong công tác quản lý bù lạch hại lúa.
Fist 500WP được cấu thành từ 2 hoạt chất là Tebufenpyrad và Thiamethoxam với tác động thấm sâu, lưu dẫn mạnh và có hiệu lực kéo dài giúp bà con phòng trừ hiệu quả bù lạch, nhện gié và rầy nâu hại lúa, với liều lượng khuyến cáo là 15g/bình 25L. 
 

Bù lạch sẽ không còn đáng lo ngại nếu nhà nông tìm hiểu và có giải pháp đúng đắn. Mọi thông tin về kỹ thuật canh tác và cách quản lý dịch hại hiệu quả, kính mời quý bà con liên hệ tổng đài 1800 1083 để được hỗ trợ.

 

                                              
 

Cần Thơ, ngày 21 tháng 05 năm 2020

Copyright 2016 by TANTHANHCO® . All rights reserved. Designed by nicedesign
Visited: 22787689 | Online: 43