Tin tức Tân Thành
RẦY - ĐỐI TƯỢNG GÂY HẠI NGHIÊM TRỌNG
Với thực tế canh tác liên tục nhiều vụ lúa trong năm, trà lúa đa dạng đã làm cho hệ sinh thái đồng ruộng dần mất đi sự cân bằng, dịch hại thì diễn biến ngày một phức tạp hơn và có thể bùng phát bất cứ lúc nào. Một trong số đó chính là rầy nâu, rầy gối lứa, rầy di trú đã và đang tiềm ẩn những mối nguy hại khôn lường. Bà con cần hết sức thận trọng cũng như tìm ra giải pháp phù hợp nhằm đối phó với loại dịch hại này để năng suất vụ mùa không bị ảnh hưởng.


 
Đầu tiên phải nhắc đến là tác hại trực tiếp của rầy nâu từ việc chích hút nhựa làm cây lúa suy kiệt, gây thất thu năng suất trầm trọng. Không riêng gì rầy trưởng thành mà kể cả rầy non cũng đều tập trung ở phần gốc thân của cây lúa để chích hút. Khi chích vào lúa, chúng sẽ để lại trên lá, thân một vệt nâu cứng gây cản trở sự luân chuyển nước và chất dinh dưỡng. Khi bị rầy nâu gây hại nhẹ thì các lá dưới có thể bị héo, nếu nặng thì sẽ gây cháy rầy, cả ruộng lúa sẽ khô héo. Hiện tượng cháy rầy đầu tiên có thể diễn ra ở một diện tích nhỏ chỉ khoảng vài mét vuông, nhưng nếu gặp điều kiện thuận lợi thì sẽ lan rộng rất nhanh chỉ trong vòng 1 – 2 tuần. 
 
 
Bên cạnh tác hại chích hút chất dinh dưỡng làm cây lúa suy thì rầy nâu còn là môi giới truyền virus gây bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá và lùn lúa cỏ. Đây là các loại bệnh rất nguy hiểm vì tính đến thời điểm hiện tại vẫn không có thuốc trị. Rầy nâu sẽ truyền virus gây bệnh từ ruộng nhiễm sang ruộng khỏe. Do đó, khi rầy nâu bộc phát sẽ là một nỗi lo rất lớn của bà con.

 
Bệnh vàng lùn

 
Bệnh lùn xoắn lá

 
Bệnh lùn lúa cỏ
 
Để hạn chế sự thất thoát do rầy nâu gây hại bà con cần áp dụng đúng biện pháp trừ rầy và trang bị cho cây lúa một sức sống khỏe mạnh ngay từ đầu để có thể vượt qua áp lực bệnh hại khi chúng tấn công. Sau khi kết thúc mùa vụ và trước khi xuống giống tiếp tục bà con nhất định phải vệ sinh đồng ruộng thật sạch sẽ, dọn sạch xác bã thực vật đặc biệt là lúa chét để rầy không có cơ hội lưu trú tại ruộng. Nên chọn giống kháng rầy phù hợp với đặc điểm canh tác của vùng và gieo sạ với mật độ phù hợp vào khoảng 100-120 kg giống/ha hoặc 70-80kg nếu sạ hàng để vừa tiết kiệm chi phí vừa tạo sự thông thoáng cho đồng ruộng. 

       
Lúa chét là nơi lưu trú nhiều dịch hại
 
Đặc biệt, bà con cần gieo sạ đồng loạt và tập trung theo chỉ đạo của cơ quan BVTV địa phương để né rầy. Đây là một giải pháp luôn được ưu tiên trong công tác phòng trừ rầy nâu, đã được hầu hết các địa phương áp dụng với hiệu quả mang lại là rất cao. Ngoài ra, nên bón phân cân đối theo bảng so màu lá lúa, tránh để thừa dinh dưỡng, thăm và theo dõi đồng ruộng thường xuyên để phát hiện sớm sự xuất hiện của rầy nhằm phòng trị kịp thời.
 
Dẫn đầu trong thị trường thuốc Bảo vệ thực vật về phòng trừ rầy nâu, thuốc trừ rầy TT Led 70WG với cơ chế tác động độc đáo giúp phòng trừ rầy hiệu quả, hoạt chất mới làm rầy chết nhanh sau khi trúng thuốc, tính lưu dẫn mạnh ngăn nguy cơ rầy bộc phát và thành phần phụ gia tiên tiến nên không gây nóng lúa. 

 
Rầy chết nhanh sau khi phun TT Led 70WG

 
TT Led – Quét sạch rầy

Quý bà con có thể liên hệ tổng đài tư vấn và hỗ trợ 1800 1083 của Công ty Tân Thành để giải đáp mọi thắc mắc về kỹ thuật canh tác cũng như quản lý dịch hại một cách hữu hiệu. 
 


Cần Thơ, ngày 08 tháng 07 năm 2017
 
 
Copyright 2016 by TANTHANHCO® . All rights reserved. Designed by nicedesign
Visited: 22782749 | Online: 7