Tin tức Tân Thành
RẦY NÂU GÂY HẠI MẠNH TRÊN NHIỀU DIỆN TÍCH CANH TÁC LÚA
Trong những ngày cận và sau Tết nguyên đán 2019, bà con vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã phải hứng chịu áp lực cực lớn về sự xuất hiện và gây hại của rầy nâu. Rầy gối lứa, rầy di trú đã và đang tấn công cây lúa ở nhiều giai đoạn khác nhau khiến bà con vừa lo lắng vừa tốn kém về mặt chi phí dành cho khâu quản lý loại dịch hại này.



 

Trong những ngày gần đây bà con nông dân đang rất e ngại về sự tấn công mạnh của rầy nâu trên diện rộng, đã có những ruộng lúa do không theo dõi nghiêm ngặt đã gặp phải hiện tượng cháy rầy gây ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe cây lúa cũng như mất năng suất. Chủ đề về rầy nâu trong lĩnh vực nông nghiệp luôn được quan tâm và tốn khá nhiều giấy mực, trong đó có một vài điểm tất yếu bà con cần ưu tiên nắm rõ để quản lý rầy hiệu quả.
Thứ nhất, rầy nâu là loại côn trùng chích hút với sức gây hại mạnh làm cây lúa nhanh chóng suy kiệt nếu mật số cao. Rầy nâu có thể xuất hiện và tấn công trên tất cả các giai đoạn sinh trưởng của lúa, đặc biệt là từ giai đoạn đòng - trổ. Chúng có tập quán sống tập trung dưới gốc lúa nên phần nào sẽ gây khó khăn trong khâu quản lý vì khiến thuốc khó tiếp xúc với chúng. Khi lúa bước vào giai đoạn trổ thì do phần dưới thân đã cứng nên rầy sẽ tập trung gây hại ở phần trên, những chỗ non mềm của cuốn bông để hút nhựa khiến bông khô héo và lép.




Rầy nâu có tập quán ở phần dưới của thân cây lúa
 

Thứ hai, sức sinh sản của rầy nâu cũng rất mạnh và theo thống kê từ các cơ quan chuyên môn nếu gặp điều kiện thuận lợi thì chỉ sau 4 – 5 ngày là rầy nâu trưởng thành đã có khả năng đẻ hàng trăm quả trứng vào bẹ lá lúa. Sau khi đẻ trứng 5 – 6 ngày nữa thì trứng sẽ nở thành rầy non tuổi 1 (còn gọi là rầy cám) và trải qua các lần lột xác để trưởng thành. Cả ấu trùng và thành trùng rầy nâu đều chích hút nhựa cây, chính điều này làm cản trở sự di chuyển nhựa nguyên và nước lên phần trên của cây lúa, làm cây lúa bị khô héo, nếu mật số quá cao sẽ gây nên hiện tượng “cháy rầy”. Tại những nơi rầy chích còn tạo cơ hội thuận lợi để những đối tượng khác như nấm bệnh, vi khuẩn tấn công tạo thêm áp lực lớn cho lúa. 
 



 

Thứ ba, rầy nâu còn tiềm ẩn nguy cơ lan truyền bệnh virus với vai trò là môi giới truyền bệnh, mà bệnh virus thì đến nay vẫn không có thuốc đặc trị.Trong quản lý rầy nâu nói riêng và dịch hại nói chung thì kỹ thuật canh tác luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu. Trước hết bà con phải làm đất kỹ, chọn giống chất lượng, không nhiễm các yếu tố gây hại, tuân thủ theo lịch xuống giống của địa phương để lên kế hoạch vụ mùa đòng loạt nhằm tránh né lần gây hại đầu tiên của rầy nâu. Tiếp theo là không nên sạ dày và phải bón phân cân đối để ruộng được thông thoáng, một điều rất dễ hiểu là khi thông thoáng và cân đối dinh dưỡng thì cây lúa sẽ khỏe mạnh là một điều hiển nhiên, bên cạnh đó sẽ hạn chế thu hút rầy nâu, hạn chế sự tấn công của nấm khuẩn và cũng dồi dào nguồn thiên địch. Khi mật số rầy cao lên đến 3 con/tép thì bà con cần sử dụng thuốc trừ rầy để hạ mật số gây hại theo 4 đúng để đạt hiểu quả và tiết kiệm.





Làm đất kỹ để cắt dứt nguồn lưu tồn dịch hại



Ruộng thông thoáng giúp hạn chế sâu bệnh
 

Mặc dù rầy nâu tấn công mang nhiều áp lực nhưng không phải không có cách để phòng trị, quan trọng nhất vẫn là bà con thăm đồng thường xuyên để xác định ngưỡng phun xịt và nhanh chóng hạ áp lực. Đối với hiện trạng mật số rầy rất cao như hiện tại bà con cần lưu ý kết hợp cùng lúc nhiều giải pháp bao gồm: chọn đúng loại thuốc trừ rầy từ đơn vị uy tín để đảm bảo chất lượng. Cần tăng lượng nước khi phun theo thể tích 500 – 600 lít nước/ha, đồng thời hạ thấp bét phun và dâng mực nước lên cao để thuốc trãi đều khắp ruộng và dễ dàng tiếp xúc với rầy nâu nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất. Phun lặp lại (cách 3-5 ngày) nếu ruộng nhiễm rầy với mật số trên 10.000 con/m2 vì lượng rầy mới nở ra từ trứng đã có sẵn trên ruộng.
TT – Led 70WG sẽ là lựa chọn thích hợp cho bà con trước loại dịch hại này. TT Led 70WG với cơ chế tác động độc đáo giúp phòng trừ rầy hiệu quả, hoạt chất mới làm rầy chết nhanh sau khi trúng thuốc, tính lưu dẫn mạnh, hiệu lực kéo dài giúp bảo vệ lúa tốt và thành phần phụ gia tiên tiến nên không gây nóng lúa nên bà con có thể yên tâm sử dụng sản phẩm trong bất kỳ giai đoạn nào kể cả khi lúa trổ.
 



Rầy chết nhanh sau khi phun TT-Led 70WG



Thành phần phụ gia tiên tiến không gây nóng lúa nên bà con có thể sử dụng trong mọi giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây lúa
 

Bên cạnh đó, bà con có thể bổ sung thêm chất điều hòa sinh trưởng thực vật Plastimula 1SL Tăng cường sức sống để cây lúa nhanh lấy lại sức và tăng đề kháng đối với bệnh virus. 
 


 

Do chiết suất từ rễ và thân cây xoài nên sẽ có vị chát, vì vậy khi rầy chích hút vào thân cây lúa có phun Plastimula 1SL sẽ một phần bị chán ăn từ đó giảm được một lượng rầy gây hại. Khi lúa chưa nhiễm bệnh virus, Plastimula 1SL sẽ giúp lúa khỏe, có sức đề kháng trước bệnh. Còn khi lúa đã nhiễm bệnh, bà con phun Plastimula 1SL sẽ giúp cây lúa vượt qua hoặc kích thích cây lúa ra nhiều chồi mới để cho bông, bù trừ phần năng suất đáng kể cho bà con.



TT – Led Quét sạch rầy



TT-Led, Plasti – Giải pháp đề kháng vàng lùn
 

Mọi thông tin chi tiết, quý bà con vui lòng liên hệ tổng đài 1800 1083 để được tư vấn và hỗ trợ.

 

 

Cần Thơ, ngày 16 tháng 02 năm 2019
 




 

Copyright 2016 by TANTHANHCO® . All rights reserved. Designed by nicedesign
Visited: 22744330 | Online: 31