Tin tức Tân Thành
RẦY NÂU TRUYỀN VIRUS GIAI ĐOẠN MẠ - MỐI NGUY HẠI KHÔN LƯỜNG
Mạ là giai đoạn khởi đầu rất quan trọng đối với cây lúa, là lúc khơi nguồn cho một vụ mùa mới đầy hy vọng. Đồng thời, ở giai đoạn này cây lúa rất non nớt và vô cùng mẫn cảm với những tác động của ngoại cảnh cũng như dịch hại. Một trong những tác nhân nguy hiểm có thể tấn công ngay lúc này mang theo nguy cơ thiệt hại năng suất trầm trọng chính là bệnh virus do rầy nâu lan truyền.


 
“Mạ” là giai đoạn cây lúa rất mẫn cảm với điều kiện ngoại cảnh và dịch hại

Bên cạnh sự gây hại trực tiếp thì khả năng lan truyền bệnh virus của rầy nâu là một nỗi lo rất lớn của nhà nông. Từ vấn đề gieo sạ liên tục với mật độ dày đặc, trà lúa đa dạng ở các địa phương đã làm cho rầy nâu có cơ hội phát triển và dễ dàng bùng phát thành dịch trên diện rộng. Điển hình là tình trạng khi ruộng này đang thu hoạch thì ruộng bên đã gieo sạ hoặc nơi này đang đẻ nhánh thì chỗ kia lại làm đòng. Do đó, rầy nâu rất dễ dàng sinh sôi và nguy hiểm hơn hết khi rầy nâu di trú đến những ruộng lúa mạ và nếu có mang virus thì sẽ làm cho cây lúa nhiễm bệnh sớm khi chúng chích hút. Đối với bệnh virus vàng lùn, lùn xoắn lá thì đến nay vẫn chưa có thuốc trị nên nếu nhiễm sớm từ mạ thì bắt buộc bà con phải nhổ bỏ và nếu nghiêm trọng hơn là phải sạ lại.

 
Rầy di trú mang virus là vô cùng nguy hiểm đối với ruộng lúa

Nếu nhìn lại diễn biến và sự gây hại của rầy trong những năm trở lại đây thì dịch rầy bùng phát vào năm 2006 là một cột mốc lớn với mức độ thiệt hại rất nghiêm trọng. Tính từ thời điểm đó thì vụ Đông Xuân này sẽ là vòng lặp lại nguy hiểm của rầy theo chu kỳ 10 – 12 năm, do đó nhà nông cần hết sức thận trọng và áp dụng đồng thời những biện pháp tổng hợp để vừa hạn chế được sự gây hại của rầy, vừa phòng ngừa được bệnh virus trên lúa.
 
Nhằm tránh sự tấn công của loại dịch hại này vào giai đoạn mạ thì một điều vô cùng cần thiết bà con cần phải thực hiện là gieo sạ né rầy theo lịch xuống giống của cơ quan địa phương, việc làm này sẽ giúp bà con né được đợt rầy đầu tiên trong vụ lúa, giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh virus. 

 
Cần xuống giống né rầy theo lịch của địa phương

Bên cạnh đó, bà con có thể kết hợp sử dụng sản phẩm Plastimula 1SL chuyên dùng xử lý giống để giúp mầm lúa phát triển mạnh, ra nhiều rễ và tăng sức đề kháng đối với bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá.
 



 
Plastimula 1SL Chuyên dùng xử lý giống

Để biết thêm thông tin chi tiết về cách quản lý dịch hại, quý bà con vui lòng liên hệ tổng đài 18001083 để được tư vấn và hỗ trợ.
 

Cần Thơ, ngày 26 tháng 10 năm 2017
 
 
Copyright 2016 by TANTHANHCO® . All rights reserved. Designed by nicedesign
Visited: 22748728 | Online: 10