Tin tức Tân Thành
CHÁY BÌA LÁ DO VI KHUẨN ĐỐI TƯỢNG GÂY HẠI NGUY HIỂM
Trong canh tác lúa, bà con phải thật thận trọng trong khâu phòng trị dịch bệnh để đảm bảo cây lúa được sinh trưởng và phát triển tốt. Trong đó, cháy bìa lá lúa hay còn gọi là bạc lá, do vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv. oryzae gây ra là một đối tượng nguy hiểm, đang ngày càng phát triển và gây hại mạnh.
 
Vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv. oryzae gây bệnh cháy bìa lá lúa phát triển thích hợp khi độ ẩm không khí cao, thời tiết âm u, mưa nhiều và vào mùa mưa bão bệnh rất nặng. Bệnh phát triển mạnh và lan truyền nhanh ở nhiệt độ 260C – 300C, độ ẩm không khí cao từ 90% trở lên. Vi khuẩn gây bệnh cháy bìa lá có thể sống trong nước 15 - 38 ngày, có thể tồn tại trong hạt giống 7 - 8 tháng và trong rơm rạ 3 - 4  tháng. Chúng xâm nhiễm vào mô cây lúa qua các cửa ngõ tự nhiên, nhất là các vết nứt do rễ mới phát triển ở chân mạ hay các vết thương cơ giới do sâu, rầy gây ra. Bệnh thường xuất hiện vào giai đoạn làm đòng trở về sau, tuy nhiên vi khuẩn cũng đã tích lũy từ cuối giai đoạn mạ. Vi khuẩn gây bệnh rất dễ lây lan và chủ yếu do mưa, bão vì mưa bão gây vết thương trên lá, tạo điều kiện để vi khuẩn dễ xâm nhiễm. Vi khuẩn cũng lây lan theo dòng nước vì các giọt vi khuẩn ứ trên lá sẽ rơi vào nước, rồi tràn lan từ cây này sang cây khác, ruộng này sang ruộng khác.
 
Bà con có thể dễ dàng nhận biết cháy bìa lá thông qua biểu hiện điển hình của bệnh. Vết bệnh tạo thành các sọc từ mép lá gần đỉnh, phát triển dần cả chiều dài và rộng tạo thành vết cháy màu vàng xám nhạt. Giữa vết cháy và phần xanh còn lại của lá có ranh giới rõ ràng bởi một đường nâu sẫm. Vào sáng sớm hoặc ngày mưa dầm ẩm ướt trên vết bệnh có những giọt keo màu vàng hoặc khô lại thành hạt nhỏ. Vết bệnh có thể là những sọc ở vị trí bất kỳ trên phiến lá, nơi có vết thương.

 
Vết bệnh cháy bìa lá (bạc lá) trên lúa

Khi ruộng lúa nhiễm bệnh, nếu không ngăn chặn kịp thời năng suất có thể thất thu lên đến 50%. Nghiêm trọng hơn, có thể làm toàn bộ lá, kể cả lá đòng bị khô héo nhanh chóng trước khi chín, làm cho hạt bị lững và lem, gây thiệt hại năng suất nặng nề.

 
Đồng ruộng khô héo, năng suất sụt giảm trầm trọng do cháy bìa lá

Sự nhiễm bệnh phụ thuộc vào giai đoạn sinh trưởng của cây và biện pháp canh tác của bà con như bón phân, làm đất,... Các chuyên gia luôn đặt vấn đề trị bệnh do vi khuẩn nói chung và cháy bìa lá nói riêng ở mức độ rất khó. Bà con nên chủ động phòng bệnh bằng cách sau: vệ sinh đồng ruộng sau thu hoạch, chọn giống sạch bệnh vì vi khuẩn có thể lưu tồn trong hạt, cân đối lượng phân theo bảng so màu lá lúa và tuyệt đối không bón thừa đạm, điều chỉnh lượng nước phù hợp từ 5 – 10cm, tránh để nước ngập sâu trong nhiều ngày. Phun thuốc Biomycin 40.5WP của Công ty TNHH TM Tân Thành khi bệnh chớm xuất hiện để chặn đứng lây lan và khô nhanh vết bệnh. 


 
Biomycin 40.5WP có thành phần Bronopol, làm oxi hóa nhóm Mercapto của enzim vi khuẩn và ức chế men Dehidrogenaza làm tê liệt màng bào, phá vỡ cấu trúc màng tế bào vi khuẩn. Thuốc có tác dụng tiếp xúc và nội hấp cực mạnh, cho hiệu quả nhanh ở thời điểm 2 - 3 ngày sau khi phun, đồng thời có tác động ngăn chặn không cho vi khuẩn tấn công sang lúa chưa nhiễm bệnh.
 
Mọi thông tin chi tiết, quý bà con vui lòng truy cập vào website: www.tanthanhco.vn hoặc liên hệ hotline: 1800 1083 để được tư vấn và hỗ trợ.
 


Cần Thơ, ngày 05 tháng 05 năm 2017
 
 
Copyright 2016 by TANTHANHCO® . All rights reserved. Designed by nicedesign
Visited: 25934098 | Online: 39