Tin tức Tân Thành
ĐỔ NGÃ TRÊN LÚA GIA TĂNG KHI TIẾT TRỜI MƯA BÃO
Hiện tại, toàn vùng có khoảng 27.655 ha diện tích lúa đổ ngã, tỷ lệ đổ ngã phổ biến gần 30%. Cây lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long thường hay đối mặt với vấn đề đổ ngã, nhất là trong mùa mưa. Đổ ngã sẽ làm giảm năng suất lúa do ảnh hưởng sự quang hợp tạo hạt, bên cạnh đó còn gây khó khăn khi thu hoạch bằng máy khiến chi phí tăng cao. Lúa đổ ngã sẽ đối mặt với tình trạng gia tăng tỷ lệ lép lửng, màu hạt mất độ sáng và nếu bông lúa ngập trong nước lâu còn thúc đẩy hạt nẩy mầm hoặc hư thối do nấm bệnh tấn công và giảm chất lượng gạo. Từ những lý do này, bà con cần hết sức thận trọng để hạn chế vấn đề đổ ngã trong canh tác lúa. 



 

Theo PGS.TS Nguyễn Minh Chơn thì có 3 kiểu đổ ngã phổ biến trên lúa: kiểu thứ nhất là gãy gập thân, kiểu thứ hai là tét thân và kiểu cuối cũng là đứt lìa nữa thân.
 


 

Cây lúa đổ ngã do đâu?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đổ ngã trên lúa, điển hình như: do yếu tố thời tiết khí hậu (thiếu nắng và mưa nhiều), đặc tính giống lúa yếu thân hoặc có thân vươn cao, do rễ phát triển kém, mặt đất quá mềm nhão hoặc tầng canh tác mỏng, do thiếu nước hoặc bệnh trên thân phát triển khiến thân khô, ngoài ra còn có thể bởi dinh dưỡng không cân đối khiến vách tế bào mềm nên cây lúa cũng dễ đổ ngã.

Cần làm gì để hạn chế đổ ngã?
Đổ ngã bắt nguồn từ đâu thì bà con cần nhìn vào đó để tìm giải pháp. Chúng ta vẫn thường nghe “nắng mưa là chuyện của trời”, tuy nhiên bà con vẫn có thể hạn chế đổ ngã bằng việc chọn thời vụ phù hợp. Thân lúa không cứng cáp hay càng vươn cao thì sẽ càng dễ đổ ngã. Lúa nhiều chồi vượt mức cần thiết trên đơn vị diện tích sẽ tự cạnh tranh nhau nên có xu hướng vươn cao, do đó bà con nên gieo sạ mật độ phù hợp và quan sát sự phát triển của lúa để bón phân cân đối, giúp lúa đạt đủ số chồi nhằm tối ưu cho sự phát triển. Ngoài ra, có thể thân cao là do giống nên vào mùa mưa bà con cần chọn giống thân thấp để canh tác. Về tính chất của đất, nếu quá mềm nhão thì cây rất dễ tróc gốc do không giữ chặt được rễ, vấn đề này có thể khắc phục bằng việc quản lý nước, ở giữa vụ lúa bà con nên thường xuyên rút nước sau đó để mặt đất khô ráo mới cho nước vào trở lại. Nói đến nguyên nhân tiếp theo về tầng canh tác, GS.TS Nguyễn Bảo Vệ thông tin rằng: “Làm đất bằng cách xới sau nhiều năm hình thành tầng đế cày gần mặt đất, làm cho tầng canh tác chỉ dầy khoảng 7-8 cm. Tầng đế cày là tầng đất cứng, chặt ngăn cản rễ ăn sâu; Rễ chỉ ăn bàn trên mặt đất nên rất dễ bị tróc gốc gây đổ ngã. Nên phá vỡ tầng đế cày bằng cách cày sâu 15-20 cm, để ải mỗi năm một lần làm dầy tầng canh tác”. Khi tầng canh dày rễ lúa sẽ có nhiều điều kiện phát triển hơn, bám đất tốt hơn nên đổ ngã sẽ gia giảm nhiều hơn. Nếu trong quá trình sinh trưởng cây lúa bị dịch hại tấn công, nhất là tấn công vào thân hoặc nguồn nước cung cấp không đủ nhu cầu thì bẹ lúa sẽ dễ tách ra khỏi thân, không ôm sát nữa và làm thân khô vì vậy việc cần làm là thăm đồng thường xuyên, quản lý tốt dịch hại và cung cấp đầy đủ nguồn nước cho cây lúa. Bà con nên tăng cường kali, silic và hạn chế bón quá nhiều đạm để thân lúa được cứng cáp, lá đứng thẳng, vừa hạn chế đổ ngã mà lại hấp thu tốt ánh sáng để quá trình quang hợp mạnh mẽ diễn ra, từ đó gia tăng năng suất cũng như chất lượng lúa gạo.

Bên cạnh các giải pháp trên, bà con có thể bổ sung chất điều hòa sinh trưởng sinh học Plastimula 1SL của Công ty TNHH TM Tân Thành để bộ rễ lúa phát triển mạnh mẽ, giúp rễ ăn sâu, bám đất tốt, từ đó hạn chế đổ ngã, giảm thất thoát năng suất và chất lượng. Ngoài ra, với đặc tính giúp cây lúa có một bộ rễ tốt, khỏe nên khi sử dụng Plastimula 1SL vào các giai đoạn quan trọng như đẻ nhánh, làm đòng, trổ lẹt xẹt còn giúp cây lúa phát triển một cách vượt bậc. Cụ thể, cây lúa sẽ tăng số chồi hữu hiệu (chồi cho bông) khi cây bước vào thời kỳ đẻ nhánh, cho đòng to ở thời kỳ làm đòng cũng như giúp lúa trổ thoát nhanh, trổ đều và rộ khi được phun Plastimula 1SL. Bên cạnh đó, sử dụng Plastimula 1SL còn giúp cây lúa luôn khỏe mạnh, tăng sức đề kháng với bệnh virus vàng lùn, lùn xoắn lá và phục hồi nhanh sau các tổn thương. Bà con có thể sử dụng Plastimula 1SL kể cả khi cây bệnh để trợ lực cho cây lúa vì đây là sản phẩm sinh học, không phải phân bón lá và không chứa đạm. Liều lượng: 30ml/bình 25L.
 


Mọi thông tin chi tiết về kỹ thuật canh tác, kính mời quý bà con liên hệ tổng đài 18001083 để được tư vấn và hỗ trợ. 
 

Cần Thơ, ngày 12 tháng 8 năm 2020

 

 
 

Copyright 2016 by TANTHANHCO® . All rights reserved. Designed by nicedesign
Visited: 22589206 | Online: 27