Ấn phẩm
Kinh nghiệm bón phân đón đòng
5 năm qua tôi đã làm giống OM4218 và hôm nay tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm trong việc bón phân làm đòng.



Anh Võ Thành Nhân
 

Để lúa cho năng suất cao thì phải chú ý và làm thật tốt tất cả các khâu như: làm đất, chọn giống, xử lý ốc, xử lý giống cho mạ khỏe, quản lý bệnh, sâu lá, phân bón. Khâu phân bón rất quan trọng đến sự sống còn của cây lúa và góp phần tăng năng suất lúa sau này. Bón phân cho cây lúa có nhiều giai đoạn nhưng trong đó bón phân đón đòng là lần bón quyết định đến năng suất của cây lúa.
 


 

Khi lúa tôi được 34 ngày trở lên, tôi thường xuyên thăm đồng và khi thấy lúa được 1,5 lóng (đòng 1 đến 2 ly) thì tôi tiến hành bón phân. Nhưng trước khi bón phân 3 ngày tôi đã phun Plastimula 1SL với liều lượng 40ml cho bình máy 32 lít (tương đương liều khuyến cáo trên nhãn). Mục đích là để cho rễ lúa phát triển tốt hơn để hút tối đa lượng phân mà tôi định bón. Trước khi bón phân ruộng tôi để nước khoảng 4 - 6cm, trời không mưa, lá lúa có màu vàng chanh và tôi bón với liều lượng 5kg Urê + 4kg DAP + 6kg Kali/ 1.000m2 và cần lưu ý thêm: nếu lá lúa xanh thì giảm Urê tăng Kali, ngược lại lá lúa vàng quá thì tăng Urê giảm Kali, nếu bón nhiều Urê quá thì lá lúa rất xanh, dễ bị bệnh, Sâu Cuốn Lá tấn công, cây lúa vô gạo yếu và lép nhiều.
 
Tôi cũng  xin chia sẻ thêm: khi cây lúa gần trổ lác đác nếu thấy lúa vàng quá (yếu phân) thì nên bón Urê và Kali thêm (bón vá áo khoảng 12kg mỗi loại trên công 1.000m2.

An Giang, ngày 16 tháng 05 năm 2013
Nông dân TTF Dự bị, SĐT: 0973 586 340
Địa chỉ: Ấp Phú Hữu, Xã Định Mỹ, Huyện Thoại Sơn, Tỉnh An Giang
                   Anh VÕ THÀNH NHÂN
 
 
Copyright 2016 by TANTHANHCO® . All rights reserved. Designed by nicedesign
Visited: 22925892 | Online: 39