Tọa đàm
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA TRONG MÔ HÌNH TÔM - LÚA

Hiện nay, mô hình luân canh tôm - lúa đang được người dân ở những vùng ven biển áp dụng rộng rãi do chi phí sản xuất thấp và tỉ lệ rủi ro do thời tiết thấp. Tuy nhiên, do lợi nhuận hấp dẫn nhiều người nuôi chuyển hẳn qua nuôi thâm canh và khi thời tiết bất lợi và dịch hại bùng phát thì người nuôi tôm phải chịu thiệt hại lớn và không thể chuyển lại canh tác lúa vì đất đã bị nhiễm mặn ở nồng độ cao và không thể cải tạo được chỉ có thể cấy năng để trồng. Đứng trước tình hình đó, giải pháp nào để giúp bà con giảm thiểu được sự rủi ro cho cây lúa do bị ảnh hưởng mặn từ vụ trước, giúp vụ lúa năm nay đạt hiệu quả như mong muốn đây là nội dung chính của chương trình Toạ Đàm Sức mạnh Sinh học kỳ 79 của đài THVL1, với chủ đề “Nâng cao hiệu quả sản xuất lúa trong mô hình tôm – lúa”.

Trước tình hình xâm nhập mặn trên các trà lúa ngày càng nhiều, nhà nông Nguyễn Công Danh có một số ý kiến như sau:  “Thời tiết khắc nghiệt, độ mặn tăng cao, sản xuất lúa gặp nhiều khó khăn nên cần phải tháo mặn sớm, rút nước trước khoảng 25 ngày trước khi sạ lúa, bón vôi, trục trạc đất, bón lân,…để rửa mặn.”
 

 
GS.TS Nguyễn Bảo Vệ cũng tư vấn kỹ thuật về xử lý đất mặn: “Tiến hành xới đất, sau đó bón vôi để vôi đẩy mặn ra sau đó tạo các rãnh nước để đẩy nước mặn ra ngoài. Ngoài ra có thể kiểm tra bằng cách đào một cái hố nhỏ ở giữa đất để nước trong đất thoát ra và tiến hành đo độ pH, nếu pH>5.5 và pH<1 o/oo  là chấp nhận được.”
 

 
Đến với vấn đề luân canh lúa – tôm anh Nguyễn Văn Quốc ở Thới Bình, Cà Mau có gửi câu hỏi kèm theo thắc mắc sau “Trên ruộng lúa tôm thường cây lúa phát triển không đồng đều. Có nhiều chỗ cây lúa quá xanh tốt, sau này thường rất ít bông chắc, lại dễ bị nhiễm sâu bệnh. Nghe nói những chỗ này nên tăng cường bón phân có chứa kali và phun thêm canxi để hạn chế cây lúa phát triển quá mức. Vậy xin hỏi nếu đúng như vậy thì với các giống lúa có thời gian sinh trưởng khoảng 120 ngày thì liều lượng và thời điểm bón như thế nào là đạt hiệu quả nhất?” 
 

 
GS.TS Nguyễn Bảo Vệ giải đáp như sau: “Không nên bón phân nhiều và giảm phân ở những nơi lá xanh nhiều và lá quá tốt, bón thêm canxi và kali là đúng để lúa cứng cây, bón khoảng 20kg/công đối với canxi và kali có thể phun với liều lượng 2g/lít và phun 3 lần/vụ, thời điểm phun là 25, 35 và 45 ngày sau khi sạ”
 
Anh Nguyễn Đức Minh ở An Minh, Kiên Giang có gửi về đài câu hỏi ảnh với thắc mắc: “Trên ruộng lúa tôm cây lúa thường không chín đồng loạt như các ruộng khác và khi thu hoạch thường rất dễ đổ ngã, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng hạt gạo rất lớn. Vậy xin hỏi có giải pháp gì để cho ruộng lúa chín đồng loạt hơn cũng như hạn chế đổ ngã về sau hay không?”
 
 
Chị Nguyễn Thị Bích Trân, TP. Kỹ thuật - Công ty Tân Thành giải đáp như sau: “Để cây lúa chín tập trung thì lúa cần trổ tập trung và vào gạo đồng loạt. Để lúa trổ rộ nên sử dụng Plasti tăng cường sức sống, phun vào thời điểm lúa trổ lẹt xẹt (chín 2-5%). Vào thời điểm lúa cong trái me nên tác động bằng sản phẩm Lacasoto để rút ngắn thời gian gian chín từ 3-5 ngày và giúp lúa chín đồng loạt từ đó hạn chế thất thoát lúa sau khi thu hoạch. Còn vấn đề để cây lúa hạn chế bị đổ ngã, như GS.TS Nguyễn Bảo Vệ đã chia sẻ ở trên.”
 
Trích: Tọa đàm SMSH Kỳ 79 đài THVL1
Cần Thơ, ngày 03 tháng 10 năm 2016
 
            
Copyright 2016 by TANTHANHCO® . All rights reserved. Designed by nicedesign
Visited: 25280327 | Online: 27