Mặc dù là nhân tố không thể thiếu trong đời sống của cây lúa nhưng không phải lúc nào cũng cần một lượng lớn nước trên ruộng, bởi vì nếu ngập nước quá lâu thì bộ rễ lúa sẽ kém phát triển, đất trồng thì sinh ra nhiều độc chất có hại. Do vậy, ở mỗi giai đoạn khác nhau thì mực nước trên ruộng cũng cần được điều chỉnh cho phù hợp theo nhu cầu của cây lúa nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất.
Khi bắt đầu vụ mới, bà con cần lưu ý: ở thời điểm trước khi sạ thì mặt ruộng phải khô ráo, vừa đủ ẩm để hạt giống nảy mầm, hạn chế tình trạng chết vũng và tạo điều kiện để thuốc cỏ tiền mầm mang lại hiệu quả cao. Sau khi mầm lúa đã ổn định, lúa được 3 – 5 ngày thì cần cho nước vào ém cỏ và chuẩn bị bón phân đợt 1, sau đó giữ nước liên tục từ 1 – 3 phân cho đến khi đẻ nhánh nhằm giúp cây lúa hấp thu phân bón hiệu quả và hạn chế sự phát triển của cỏ dại.
Giữ nước ở giai đoạn lúa non giúp hạn chế cỏ dại và giúp lúa hấp thu phân tốt
Tiếp theo là từ khi cây lúa bắt đầu đẻ nhánh (khoảng 15 đến 20 ngày sau sạ) đến lúc đứng cái làm đòng – đây là thời kỳ cây lúa đẻ nhánh mạnh mẽ nhất, bà con cần áp dụng biện pháp tưới nước “ướt - khô xen kẽ”. Cách thực hiện kỹ thuật tưới “ướt - khô xen kẽ” được thực hiện như sau: bà con cho nước vào ruộng với mực nước từ 3 – 5 phân và để cho đợt nước này tự cạn đến khi thấy mặt ruộng nứt nhẹ (nứt chân chim) thì cho nước vào lại, rồi tiếp tục để ruộng tự khô, nứt nhẹ và tiếp tục lặp lại trong suốt thời kỳ này.
Khi đất có biểu hiện nứt chân chim thì tiến hành cho nước vào ruộng trở lại
Kỹ thuật này sẽ giúp hạn chế sự tổn thất lượng nước trên mặt ruộng, làm tăng độ cứng của gốc lúa và khi xiết nước thì rễ ăn sâu để tìm nước, mà rễ càng ăn sâu vào đất thì lúa càng ít bị đổ ngã, hạn chế sự lây lan của mầm bệnh, tránh việc thất thu năng suất và về sau sẽ dễ thu hoạch. Biện pháp này còn hạn chế được các nhánh đẻ muộn vô hiệu để tập trung dưỡng chất nuôi dưỡng các nhánh hữu hiệu. Đồng thời, khi mặt ruộng khô thì không khí sẽ xâm nhập vào trong đất, các chất hữu cơ sẽ có điều kiện thuận lợi để phân giải và tích lũy thêm dinh dưỡng cho ruộng lúa.
Quản lý nước hiệu quả giúp rễ lúa ăn sâu
Giai đoạn từ 40 - 45 ngày sau khi sạ trở đi, đến thời điểm bón phân lần 3 (đợt phân đón đòng) cần cho nước vào 2-3 phân rồi bón phân nhằm tránh phân bị ánh sáng phân huỷ và bốc hơi, giúp cây lúa hấp thu phân tốt. Đồng thời, giai đoạn từ đứng cái làm đòng đến trổ, chín sữa là lúc cây lúa rất cần nước, vì vậy bà con không được để ruộng bị khô mà nên duy trì mực nước trên ruộng khoảng 3 – 5 phân để cây lúa được phát triển một cách tốt nhất.
Cây lúa rất cần nước ở giai đoạn làm đòng đến trổ, ngậm sữa
Trước khi thu hoạch từ 7 – 12 ngày cần tháo cạn nước để thúc đẩy lúa chín nhanh và giúp mặt ruộng được khô ráo, dễ thu hoạch.
Thu hoạch lúa dễ dàng và thuận lợi nhờ mặt ruộng khô ráo
Bên cạnh kỹ thuật quản lý nước thì ngay từ đầu vụ bà con cũng cần lưu ý một số vấn đề sau để vụ mùa được khởi đầu thuận lợi:
- Chọn thời điểm gieo sạ theo lịch khuyến cáo của cơ quan chuyên môn, sử dụng giống khỏe và kết hợp trộn giống bằng Plastimula 1SL chuyên dùng xử lý giống để giúp mầm mạnh, rễ khỏe và tăng sức đề kháng đối với bệnh do virus.
Plastimula 1SL chuyên dùng xử lý giống
- Phòng trị tốt cỏ dại tiền nảy mầm trên ruộng lúa để giúp cây lúa được thuận lợi sinh trưởng, thoát khỏi sự canh tranh về ánh sáng và dinh dưỡng. Khi phun thuốc trừ cỏ, cần chú ý đúng kỹ thuật, đảm bảo đủ lượng thuốc, lượng nước pha theo khuyến cáo trên bao bì và phun ướt đều mặt ruộng. Bà con có thể sử dụng Butan 60EC để quản lý cỏ dại đầu vụ, sản phẩm có đặc tính chọn lọc nên sẽ đảm bảo an toàn cho hạt lúa.
Thuốc trừ cỏ Butan 60EC
Để biết thêm thông tin chi tiết về kỹ thuật canh tác, quý bà con vui lòng liên hệ tổng đài 1800 1083 của Công ty Tân Thành để được tư vấn và hỗ trợ.
Cần Thơ, ngày 27 tháng 9 năm 2017