Ấn phẩm
Tăng cường sức sống cho Lúa vượt qua điều kiện bất lợi giai đoạn đẻ nhánh
Cây lúa vụ Hè Thu gặp thời tiết nắng nóng kết hợp với điều kiện bất lợi như mặt ruộng bị phèn làm tổn hại tới hệ thống rễ

Rễ được xem là miệng ăn chính của cây lúa, chính những tổn hại này đã ức chế cây lúa không đẻ nhánh tốt bằng vụ Đông Xuân. Như vậy, làm thế nào để giúp bà con nông dân khắc phục khó khăn này?




Ruộng bị phèn 6 ngày sau sạ
 

Vụ hè thu 2013 này, anh Trần Thanh Kiệt, địa chỉ Ấp Phụng Hưng, TT. Thạnh An, H. Vĩnh Thạnh, TP. Cần Thơ, sạ giống OM 4218, nền đất ruộng bị nhiễm phèn. Sau khi sạ lúa xuống 4 ngày thì lên nước lấy ngót. Do điều kiện bơm nước theo tập thể, một phần do ruộng anh bị trũng hơn, không chủ động được nước, nên ruộng anh bị ngập quá 24h mới rút khô được, kết hợp với mặt ruộng đang bị phèn và thời tiết nắng nóng đã dẫn tới ruộng bị chết cây, do đó ruộng bị thưa.
 
Là kỹ thuật đang theo dõi ruộng anh Kiệt, tôi thăm ruộng anh khi lúa được 10 ngày sau sạ, lúc này anh đã vô nước và bón phân đợt 1, anh nói “ruộng thưa quá, chắc vụ này không đạt năng suất rồi”. Tôi đã hướng dẫn anh phun Plastimula tăng cường sức sống liều lượng 20 ml/bình 16 lít, phun 2 bình cho 1.000 m2 như khuyến cáo, khi lúa 15 ngày cho rễ phát triển, rồi 2 đến 3 ngày sau phun anh đi phân đợt 2. 
 
Thời điểm lúa anh 25 ngày, kết quả cho thấy: Rễ lúa phát triển nhiều, không bị phèn, số chồi trung bình 2 đến 3 chồi và rất đồng đều giữa chồi mẹ và chồi con.

 


Ruộng chú Em khi lúa 25 ngày sau sạ

Qua những chia sẻ thực tế trên đã góp phần giúp bà con giảm bớt những nỗi ám ảnh khó khăn trong vụ Hè Thu. Do thời tiết khắc nghiệt kết hợp với mặt ruộng bất lợi, ta cần phải có cách để lúa phát triển tốt, tăng chồi hữu hiệu góp phần tăng năng suất, tiết kiệm chi phí, tốt cho lúa, lợi ích cho bà con.
 
 
Cần Thơ, ngày 10 tháng 04 năm 2013
Nhân viên Kỹ Thuật - Vĩnh Thạnh – Cần Thơ
KS. TRƯƠNG KIỀU DIỄM
 
Copyright 2016 by TANTHANHCO® . All rights reserved. Designed by nicedesign
Visited: 22942955 | Online: 10