Ấn phẩm
Xử lý cỏ sót với Push 330EC
Trong những ngày xuống giống vụ Hè Thu 2013 trước tình hình những dịch hại ở đầu vụ. Nông dân lo lắng ngoài ốc, bọ trĩ… 

Đặc biệt là cây cỏ cạnh tranh chất dinh dưỡng với cây lúa từ đầu vụ đến cuối vụ nếu không diệt triệt để từ đầu vụ sẽ ảnh hưởng đến năng suất. Tôi xin chia sẻ kinh nghiệm về cách xử lý cỏ hậu nảy mầm (hay cỏ sót) với sản phẩm Push 330EC của Công ty TNHH-TM Tân Thành.


Khi lúa tôi sạ được 6 ngày, tôi có xử lý 5 kg Urê trên 1.300 m2. Ngày 17/04/2013, lúa đã được 9 ngày sau khi sạ (đúng 3 ngày sau khi sạ phân) lúc này nước đã sắc xuống, mặt đất vừa đủ ẩm, những cây cỏ lồng vực, đuôi phụng nhú lên non mềm chỉ 1-2 lá, lượng cỏ khoảng 100-150 cây/m2. Lúc đó nhìn đồng hồ đã 9 giờ sáng lúc trời đang hé nắng nhẹ, tôi bắt đầu phun Push 330EC với liều dùng 40 ml/bình 25 lít nước, phun 2 bình/1.300 m2.


 

Phun thuốc cỏ Push 330EC với điều kiện mặt ruộng ẩm hoặc xâm xấp nước
 
Ngày 18/04/2013: khoảng 24-36 giờ sau khi xử lý, tôi đưa nước vào ngập cây cỏ và giữ nước lại từ 5-7 ngày (nếu thời tiết lạnh hoặc nắng nóng tôi giữ nước 9-12 ngày tại vì cỏ chết chậm).

Ngày 21/04/2013: sau 4 ngày xử lý tôi thấy cây cỏ đỉnh sinh trưởng héo và trắng trong tim đã bị thối khoảng 80%. Những cây cỏ nhỏ đã chết trước chỉ còn cỏ 3 lá, đặc biệt lúa phát triển bình thường không bị ảnh hưởng gì nếu phun chồng lối. Bà con cứ an tâm.

 


Cỏ lồng vực chết hoàn toàn sau phun thuốc Push 330EC 7 ngày
 
Ngày 25/04/2013: sau 8 ngày xử lý thuốc cỏ Push 330EC tôi quan sát lại cỏ đã rụi xuống hoàn toàn trên 90% chỉ còn sót lại vài cây do chỗ gò thiếu nước. Những chỗ đủ nước cỏ chết 100%.
 
Theo kinh nghiệm xử lý cỏ như trên, tôi đã quản lý cỏ rất tốt ở vụ Hè Thu 2013 này.

An Giang, ngày 27 tháng 04 năm 2013
Nông dân TTF dự bị
Ấp Bình An, Xã Bình Phú, Huyện Châu Phú, Tỉnh An Giang
ANH NGUYỄN VĂN ĐẦY
 
 
 
 
Copyright 2016 by TANTHANHCO® . All rights reserved. Designed by nicedesign
Visited: 22939085 | Online: 39