CLB TTF
Biện pháp quản lý rầy nâu hiệu quả cao
Nắng nóng và khô hạn kéo dài là điều kiện thuận lợi cho rầy nâu phát triển và gây hại nặng. Với vòng đời được rút ngắn, nhiều đợt di trú dẫn đến mật số tăng cao đột biến là một trong những nguyên nhân khiến rầy nâu trở nên khó quản lý. 
 
Rầy nâu có tên khoa học là Nivaparvata lugens (Hemiptera: Delphacidae). Ngoài lúa, rầy nâu còn xuất hiện cư trú trên lúa hoang và các ký chủ phụ như: cỏ lồng vực, cỏ gấu. Vòng đời của rầy nâu: 25 – 30 ngày. Ấu trùng có 5 tuổi, thành trùng có 2 dạng cánh: cánh dài và cánh ngắn tùy vào điều kiện sinh thái.
 
Rầy nâu xuất hiện và tấn công trên tất cả các giai đoạn sinh trưởng của lúa. Đặc biệt, từ giai đoạn đòng - trổ, cả ấu trùng và thành trùng rầy nâu đều chích hút nhựa cây. Chính điều này, làm cản trở sự di chuyển nhựa nguyên và nước lên phần trên của cây lúa, làm cây lúa bị khô héo, nếu mật số quá cao sẽ gây nên hiện tượng “cháy rầy”. Ngoài ra, rầy nâu còn là môi giới truyền các bệnh virus như: vàng lùn và lùn xoắn lá.
 
Vì vậy, để quản lý hiệu quả rầy nâu cần tuân thủ các biện pháp kỹ thuật: trước khi canh tác nên để đất nghỉ ít nhất 2 tuần, cần vệ sinh đồng ruộng, gieo sạ tập trung theo lịch sạ chính (sạ né rầy), sử dụng các giống kháng hoặc ít nhiễm phù hợp mùa vụ đất đai, tránh sạ quá dày, sử dụng phân bón cân đối, tránh bón thừa đạm. Ngoài ra, không nên sử dụng các thuốc trừ sâu rầy quá sớm, dễ gây mất cân bằng hệ sinh thái, ảnh hưởng đến thiên địch gây bùng phát các côn trùng gây hại về sau. Tuy nhiên, trong canh tác cần thăm đồng thường xuyên để phát hiện rầy nâu kịp thời và tác động thuốc khi rầy nâu đạt mật số trên 2.000 – 3.000 con/m2 (2 – 3 con/tép). 
 
        Bao bì mới sản phẩm TT Led 70WG
 

 
Theo kết quả thực hiện trên các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long, trong điều kiện ruộng bị rầy nâu gây hại có rầy cám nở khoảng 90%, sau khi phun TT Led 70WG từ 15 phút đến 1 giờ rầy bắt đầu rớt nước và “đóng cục”. Hiệu lực trừ rầy sau 1 giờ khoảng 80% và sau 48 giờ khoảng 95%. 

Rầy xuất hiện với mật số ngày càng cao và khó phòng trị
 
Anh Nguyễn Phát Đạt ở Nông trường Cờ Đỏ - ấp 6, kênh 7, huyện Cờ Đỏ, TP. Cần Thơ chia sẻ: “Tôi có 10 ha đất lúa và đã sử dụng TT Led 70WG đến nay đã 6 vụ. Thuốc trừ rầy rất hiệu quả, diệt được rầy cám và cả rầy chửa, rầy cánh. Sau phun khoảng 1 giờ là thấy rầy đã chết đóng cục, tôi rất an tâm. Phun rầy sau 2 – 3 ngày, tôi mới rút nước thấy gốc lúa rất “sạch”, cho hiệu quả đạt từ 90 – 95%”.

Rầy rớt nước và chết cục sau 1 giờ phun TT Led 70WG
(Hình ảnh ghi nhận tại Cờ Đỏ – Cần Thơ)
 
Lưu ý, trong điều kiện ruộng sạ quá dày, chân ruộng nhiều lá ủ, lúa ở giai đoạn trổ, xuất hiện rầy gối lứa, cần kết hợp nhiều biện pháp xử lý, tăng lượng thuốc và lượng nước khi phun( 2-3 bình máy/công 1.300m 2) để đảm bảo thuốc tiếp xúc được với rầy.. Phun lặp lại 2 lần (cách nhau 3-5 ngày) nếu ruộng nhiễm rầy với mật số trên 10.000 con/m2 vì lượng rầy mới nở ra từ trứng đã có sẵn trên ruộng.
 
Có thể nói, phun xịt thuốc trị rầy là bước cuối trong quy trình phòng trừ dịch hại tổng hợp. Vì thế, để chủ động quản lý rầy nâu cũng như các côn trùng, sâu hại và bệnh hại khác đạt hiệu quả kinh tế, chúng ta cần phải cân đối ngay từ đầu về lượng giống, phân, thuốc,… để có được hiệu quả phòng trừ cao, tiết kiệm chi phí và tăng lợi nhuận.
 
KS. Đoàn Văn Tấn
 
 
Copyright 2016 by TANTHANHCO® . All rights reserved. Designed by nicedesign
Visited: 22800212 | Online: 81