Ấn phẩm
Kỹ thuật sử lý cỏ sót bằng thuốc Push 330EC
1/ Thời gian thực hiện: lúa được 10 ngày sau sạ.
2/ Tham gia cùng với anh Nguyễn Văn Tấn (SĐT:0985 006 235). Địa chỉ: Vĩnh Phước, Vĩnh Hanh, Châu Thành, An Giang.
 
3/ Quá trình thực hiện:
 
Vào ngày 12/04/2013, Tôi cùng anh Tấn có đi thăm ruộng (diện tích 6.000 m¬2), lúc đó lúa anh Tấn được 9 ngày sau sạ, thấy cỏ xuất hiện với số lượng khoảng 20 cây/m2. Trong đó cỏ lồng vực (cỏ gạo) và cỏ đuôi phụng là chủ yếu, còn nhóm cỏ chác lác là rất ít.

Ngày hôm sau chúng tôi quyết định phun thuốc cỏ Push 330EC vào buổi chiều (lúa 10 ngày sau sạ) và cách thực hiện như sau:
 
Trước khi phun chúng tôi quan sát kỹ trên ruộng xem mặt đất có đủ ẩm hay không. Nếu đất khô thì phải tiến hành cho nước vào lấy ngót để mặt đất ẩm hoặc xâm xấp nước, khi đảm bảo đúng điều kiện như vậy thuốc cỏ mới phát huy hết tác dụng và thực tế trên ruộng anh Tấn đất đủ ẩm.

 


Cỏ xuất hiện trên ruộng trước khi phun ruộng lúa 9 ngày sau sạ

Liều lượng phun 20 ml/bình 16 lít nước, phun 2 bình/1.000 m2, phun đều trên mặt ruộng (phun sao cho thuốc tiếp xúc nhiều tới thân và lá cây cỏ). Sau 24 giờ phun chúng tôi tiến hành cho nước vào ruộng và giữ nước. Sau đó chúng tôi quan sát biểu hiện cỏ 4 và  6 ngày sau khi phun.

 


Biểu hiện cỏ bị ngộ độc sau 4 ngày phun với liều lượng 20ml/bình 16 lít nước
 
4/ Kết quả:

Sau 4 ngày phun chúng tôi nhận thấy cỏ đã bị ngộ độc, phần đỉnh sinh trưởng của cỏ đã bị chết và khi nắm đỉnh sinh trưởng này kéo lên thì thấy bên trong chồi ngọn đã bị huỷ hoại. Lúa vẫn không bị ảnh hưởng gì.
 
Sau 6 ngày phun, cỏ gần như bị hủy hoại hoàn toàn từ đỉnh sinh trưởng cho tới dưới gốc và lúa vẫn phát triển bình thường.

5/ Kết luận:
 
Trong điều kiện phun cỏ giữ nước tốt, cỏ khoảng 2-3 lá và mặt đất đủ ẩm, kết quả được tổng hợp như sau: 
 
Đối với lúa: không xảy ra ảnh hưởng gì khi phun Push 330EC ở nồng độ 20 ml/bình 16 lít nước ở cả hai thời điểm 4 và 6 ngày sau khi phun.

Đối với nhóm cỏ Chác Lác: do ruộng anh Tấn có rất ít nhóm cỏ này nên chúng tôi không đánh giá được hiệu quả.
 
Hiệu quả kiểm soát cỏ sau 4 ngày phun: cỏ lồng vực (cỏ gạo) và đuôi phụng đã có biểu hiện ngộ độc thuốc và bên trong cây cỏ đang phân hủy.
 
Hiệu quả kiểm soát cỏ sau 6 ngày phun: cỏ lồng vực (cỏ gạo) và đuôi phụng gần như chết hoàn toàn và hiệu quả đạt trên 95% và tại thời điểm này chúng tôi vẫn chưa thấy cỏ nào còn sống.
 
Với kết quả trên thì anh Tấn nói anh rất mạnh dạn sử dụng và khuyến cáo bà con lân cận cùng xài thuốc cỏ Push 330EC của Công ty Tân Thành cho vụ này và các vụ tiếp theo.

An Giang, ngày 15 tháng 04 năm 2013
Nhân viên Kỹ Thuật khu vực An Giang
KS. ĐẶNG VĂN TOÀN
 
 
 
 
 
 
 
 
Copyright 2016 by TANTHANHCO® . All rights reserved. Designed by nicedesign
Visited: 25279685 | Online: 34