Tin tức Tân Thành
SẠCH SÂU BỆNH TĂNG NĂNG SUẤT
Một vụ mùa mới dần bắt đầu cũng là lúc bà con nông dân phải tất bật lo toan cho đồng ruộng về giống, nguồn nước, thời điểm gieo sạ cũng như kế hoạch về phòng trừ dịch hại, đặc biệt là ở vụ Đông Xuân – vụ mùa mang lại lợi ích kinh tế lớn nhất cho trong năm.
 

 
Trong thời gian gần đây, điều kiện thời tiết ngày một diễn biến bất thường nói chung và ở vụ Đông Xuân nói riêng đã phần nào gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của lúa, bên cạnh đó còn làm cho dịch hại xuất hiện sớm hơn với mức độ gây hại ngày một nghiêm trọng hơn, gia tăng áp lực về chi phí đầu tư của nhà nông. Vì vụ Đông xuân thường có ẩm độ cao, sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn nên đã tạo ra điều kiện rất thuận lợi cho sự phát sinh và xâm nhiễm của các đối tượng nguy hiểm, điển hình như: đạo ôn, vi khuẩn, sâu cuốn lá, bệnh virus do rầy nâu lan truyền, ngoài ra còn có lem lép hạt, đốm vằn và vàng lá chín sớm.

       
Số liệu thống kê từ các cơ quan chuyên môn cho biết: rất có thể rầy nâu mang virus vàng lùn, lùn xoắn lá sẽ trở lại, với nguy cơ bùng phát thành dịch bất cứ lúc nào theo chu kỳ 10 – 12 năm. Ở vụ Hè Thu 2017 đã có gần 8000 hecta lúa nhiễm bệnh virus do rầy nâu lan truyền và 800.000 hecta lúa ở vụ Thu Đông sẽ là cầu nối lan truyền bệnh vô cùng nguy hiểm cho vụ Đông Xuân 2018. Tính đến tháng 6/2017 tỷ lệ rầy nâu mang virus đã là 40%, loại dịch hại này rất khó đối phó và khống chế vì đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có thuốc trị.
 

    
Vàng lùn, lùn xoắn lá đến nay vẫn chưa có thuôc trị

Đối tượng tiếp theo là bệnh đạo ôn do nấm Pyricularia Oryzae gây ra, nấm này rất thích điều kiện mát với ẩm độ cao. Bệnh gây hại kể cả trên lá lẫn trên bông và có thể gây thiệt hại năng suất trầm trọng nếu không phòng trị kịp thời. 
 


    
Đạo ôn tấn công cả trên lá lẫn cổ bông gây thất thu năng suất

Bên cạnh đạo ôn thì vi khuẩn cũng là một đối tượng nguy hiểm, trong số các loại bệnh do vi khuẩn gây ra thì điển hình nhất là lép vàng và cháy bìa lá. Khi ruộng lúa nhiễm bệnh cháy bìa lá mà không ngăn chặn kịp thời năng suất có thể thất thu lên đến 50%, nghiêm trọng hơn sẽ làm toàn bộ lá, kể cả lá đòng bị khô héo nhanh chóng trước khi chín, khiến hạt bị lững và lem. Còn về lép vàng, khi bệnh tấn công mạnh vào giai đoạn trổ đến ngậm sữa thì năng suất lúa sẽ bị thiệt hại nặng, bông hoa lúa biến màu, hạt lúa không thể thụ phấn nên bị lép, năng suất sụt giảm rất nhiều.

     
Cháy bìa lá và lém vàng gây ảnh hưởng năng suất lúa trầm trọng

Ngoài bệnh hại thì côn trùng nói chung và sâu cuốn lá nói riêng cũng là đối tượng nguy hại không kém. Sâu cuốn lá có hai loại lớn và nhỏ nhưng sâu cuốn lá nhỏ (SCLN) thì phổ biến hơn. Trong một vụ lúa, SCLN thường xuất hiện ở 3 thời điểm: đẻ nhánh, bắt đầu làm đòng và lúa trỗ. Giai đoạn cây lúa làm đòng là thời điểm quan trọng nhất, lúc này cây lúa sẽ không mọc thêm lá, nên nếu mất đi lá nào nghĩa là mất đi lá đó, khiến mùa vụ có thể mất trắng. 

 
Sâu cuốn lá lúa

Đối với dịch hại nói chung thì điều đầu tiên bà con cần thực hiện là làm đất kỹ và dọn sạch tàn dư thực vật để cắt đứt nguồn lưu tồn của vụ trước đối với vụ sau. Tiếp theo là chọn giống tốt (có độ nảy mầm cao và sạch bệnh), gieo sạ đồng loạt với mật độ hợp lý (8 – 12kg/1000m2) theo lịch xuống giống của địa phương, không nên sạ dày vì sẽ làm cho lúa giáp tán sớm, sâu bệnh dễ tấn công. Bên cạnh đó thì trong suốt quá trình phát triển của cây lúa bà con cần bổ sung dinh dưỡng một cách cân đối và phù hợp nhất, không nên bón thừa phân, vì khi thừa phân thì không những tốn kém chi phí đầu tư mà dịch hại cũng nhờ đó mà tới sớm hơn. 

 
Mật độ gieo sạ hợp lý tạo điều kiện cho lúa sinh trưởng tốt

 
Bón phân cân đối giúp hạn chế dịch hại
 
Song song với biện pháp canh tác thì bà con cũng cần kết hợp thêm bằng những loại thuốc phù hợp để chặn đứng kịp thời sự gây hại của dịch bệnh. 

 
Trước hết là bệnh đạo ôn. Nếu đạo ôn tấn công lá lúa thì thời điểm phù hợp nhất để phun thuốc là khi vết chấm kim xuất hiện. Còn đối với đạo ôn cổ bông thì phải áp dụng phun phòng khi lúa trổ lẹt xẹt và khi lúa trổ đều, bởi vì nếu vết bệnh đã biểu hiện trên cổ bông thì bông lúa xem như đã hư hại và không thể phục hồi. Bà con có thể sử dụng luân phiên một số loại thuốc của công ty Tân Thành như: Travil 75WP, Tri 75WG, TriO Super 70WP. 

      
Thuốc đặc trị đạo ôn

Thứ hai là phòng trừ bệnh do vi khuẩn gây ra, bà con có thể sử dụng Biomycin 40.5WP để xóa bỏ cả nỗi lo lép vàng lẫn cháy bìa lá. Biomycin 40.5WP có thành phần hoạt chất Pronopol, tác động tiếp xúc, nội hấp mạnh giúp tiêu diệt nhanh vi khuẩn với hiệu lực kéo dài và rất dễ sử dụng.

  
Biomycin 40.5WP Sạch khuẩn đứng bệnh
 
Để tiêu diệt côn trùng gây hại thì một số sản phẩm bà con có thể chọn lựa để sử dụng luân phiên như: Ameta 150SC, TT Bite 30SC, Focal 80WG, TT Bux 400SC và Tore 40SC. Đây là các loại thuốc với thành phần hoạt chất đặc trị sâu cuốn lá cùng một đối tượng khác với cơ chế tác động độc đáo lên hệ thần kinh của sâu, khiến sâu trúng độc và chết nhanh sau khi phun thuốc. 






Sản phẩm đặc trị sâu cuốn lá
 
Đối với đốm vằn, đạo ôn và vàng lá chín sớm thì bà con có thể sử dụng TT Over 325SC để phòng trị. TT Over 325SC có thành phần hoạt chất bao gồm Azoxystrobin và Difenoconazole với tác động nội hấp mạnh giúp phòng trừ bệnh hiệu quả. Ngoài ra còn giúp dưỡng lá đòng và làm tăng phẩm chất hạt lúa khi thu hoạch.

 
TT Over 325SC Sạch bệnh sáng hạt
 
Riêng về bệnh virus do rầy nâu lan truyền thì do không có thuốc đặc trị nên cách duy nhất để đối phó với loại dịch hại này là cần phải cường lực cho cây lúa, tạo cho bản thân cây có một sức khỏe tốt để chống chịu và vượt qua áp lực bệnh.  Giải pháp có thể đáp ứng nhu cầu này của bà con là chế phẩm sinh học Plastimula 1SL. Với thành phần hoạt chất sinh học Polyphenol chiết xuất từ than bùn và Mangifeca indica, Plastimula 1SL sẽ giúp rễ lúa phát triển mạnh mẽ để sử dụng hiệu quả phân bón và tăng số chồi hữu hiệu. Nếu cây lúa bị nhiễm bệnh virus sớm thì Plastimula 1SL sẽ giúp phát triển chồi mới để thay thế chồi bệnh, đồng thời sẽ nuôi dưỡng các chồi khỏe mạnh. Khi lúa nhiễm bệnh ở giai đoạn muộn, Plastimula 1SL sẽ trợ lực cho các chồi nhiễm virus vượt qua áp lực và cho bông từ đó giảm thiệt hại do bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá. 

Để biết thêm thông tin chi tiết về cách quản lý dịch hại hiệu quả, quý bà con vui lòng liên hệ tổng đài 1800 1083 để được tư vấn và hỗ trợ.
 

Cần Thơ, ngày 11 tháng 10 năm 2017
 
 
Copyright 2016 by TANTHANHCO® . All rights reserved. Designed by nicedesign
Visited: 22792247 | Online: 80